VietNamNet có Tổng biên tập mới

Tác giả: H. Nhì

KD: Thông thường, Blog KD/KD không đưa tin, chỉ đưa bài. Nhưng hôm nay là một trong những ngoại lệ, vì VNN có Tổng BT mới. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Như mọi điều trong cuộc đời, sự thay đổi cũng vẫn là bình thường. Cựu TBT Bùi Sĩ Hoa đã gắn bó với VNN, với TVN của mình tròn 04 năm. Bao kỷ niệm, bao buồn vui thăng trầm của cơ quan, của mỗi số phận, âu cũng là lẽ thường tình. Chỉ mong ở mảnh đất mới, cựu TBT Bùi Sĩ Hoa vẫn chân cứng đá mềm, giữ được sự bình an tâm hồn và may mắn.

Và luôn nhớ về VNN với những kỷ niệm đẹp đẽ, thân thương, với những bạn đồng nghiệp chân thành, quý mến.

Cũng mong VNN luôn giữ được phong độ một tờ báo lớn, có thương hiệu, giữ được sự yêu mến, tin cậy của bạn đọc. Đó mới là điều quan trọng nhất

—————–

 Phó Tổng biên tập báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn sẽ giữ chức Tổng biên tập từ hôm nay.

Lễ trao quyết định diễn ra chiều nay tại Bộ Thông tin – Truyền thông.

VietNamNet, Tổng biên tập, Phạm Anh Tuấn
Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn (thứ 2 từ phải sang) nhận quyết định từ Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Bùi Sỹ Hoa thôi làm Tổng biên tập để giữ chức Phó cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại của Bộ.

Ông Phạm Anh Tuấn sinh năm 1976 tại Hải Dương. Ông là cử nhân báo chí, cử nhân ngoại ngữ (tiếng Anh).

Trước khi giữ chức Tổng biên tập, ông từng là Phó Tổng biên tập từ tháng 9/2008. Trước đó, ông làm Tổng thư ký Tòa soạn báo VietNamNet trong 2 năm.

Tiếp tục đọc

Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, tùy nhận thức, văn hóa của từng người.

————-

Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
Nơi thờ phụng sợi chuỗi chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử biết.


Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

7 người đệ tử đều rất có ngộ tính, thầy trụ trì cảm thấy tương lai đem y bát truyền cho bất kỳ người nào trong bọn họ, đều có thể làm rạng rỡ Phật Pháp. Không ngờ, xâu chuỗi đột nhiên biến mất.

Tiếp tục đọc

40 năm sau: Xem lại dân trí

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Bạn bè iu quí vừa gửi cho mình bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Dẫu sao, đây cũng chỉ là một góc nhìn không toàn diện, những cũng rất đáng suy nghĩ.

.Và đọc xong, bỗng thấy buồn quá. Hay tại cái nước Việt mình nó thế. Không khá được về văn hóa, văn minh   😦

———

Người ta hay nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), tại sao người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”? Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Hay nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.

 Sau 40 năm, hãy điểm lại 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ sung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?

  1. Cái cột điện

 Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn Tiếp tục đọc

Về bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng- Phó Ban Tuyên giáo TƯ

Tác giả: Tô Văn Trường.

KD: Đây là bài Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình, bổ sung thêm cho rõ thông điệp, so với bài cũ. Bài viết có thể nói là hiếm hoi mang tính chất “phản biện” lại bài viết của TS Vũ Ngọc Hoàng

(http://dantri.com.vn/chinh-tri/loi-ich-nhom-va-chu-nghia-tu-ban-than-huu-canh-bao-nguy-co-1080054.htm)

Lời nói thẳng bao giờ cũng nghịch nhĩ. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog KD/ KD xin đăng toàn văn bài viết, không biên tập bất cứ chữ nào       😀

Vì đây là quan điểm riêng của Ts Tô Văn Trường, người phản biện.

————

TS Vũ Ngọc Hoàng Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, ngay từ khi còn làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư , rồi Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nổi tiếng là người thông minh, tâm huyết, chịu khó nghiên cứu và thẳng thắn.


Tuy nhiên, khi mới được đọc bài viết gần đây của ông tiêu đề : ” Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” – cảnh báo nguy cơ” đang trên Tạp chí cộng sản, tôi thấy cần phải trao đổi lại với tác giả xung quanh nội dung bài viết nói trên.

Xin nói rõ hơn trong bối cảnh ‘đãi cát tìm vàng” hiện nay, người lãnh đạo đương chức dám viết và dám nói thẳng những suy nghĩ của mình trên báo “lề phải” như Ông Vũ Ngọc Hoàng vẫn là của hiếm, rất đáng trân trọng cho nên mục đích bài viết này không phải là “mổ xẻ” phê phán mà là góp ý, mạn đàm với ông Vũ Ngọc Hoàng cho rõ hơn những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm. Tiếp tục đọc

Giới trẻ Việt Nam tin blog hơn tin Nhà nước

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

.KD: Hu…hu… Gay quá nhể. Cứ theo cách suy tam đoạn luận thế này, Blog của mình cũng không đáng tin lắm, vì toàn lấy bài hầu hết là của báo chí Nhà nước  😀

————-

Công ti Gallup mới công bố một kết quả khảo sát (hay cũng có thể xem là trưng cầu dân ý) ở VN rất thú vị. Gần 60% người Việt cho rằng các trang blog cá nhân đáng tin cậy hơn là các cơ quan truyền thông của Nhà nước (1). Ngoài ra, Biển Đông là vấn đề được giới trẻ VN quan tâm nhất, và 60% giới trẻ đồng ý rằng các nước phương Tây nên giúp VN giải quyết vấn đề Biển Đông.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong thời gian 1/2015 đến 3/2015 trên 3000 người tuổi 15 trở lên, và họ được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh thành. Tỉ lệ người tham gia (response rate) là 71%. Tiếp tục đọc

Bàn về quy mô đào tạo ĐH- từ góc độ chất lượng giảng viên

Tác giả: Hoàng Xuân Phú (*)

KD: Đây là bài viết đã lâu của GS Hoàng Xuân Phú gửi cho mình, khi ông đang hợp tác nghiên cứu ở châu Âu. Nhân việc đăng Những khuyến nghị của nhóm Đối thoại GD, Blog KD/KD xin đăng bài viết này của ông, về một góc nhìn vẫn rất thời sự, mang ý nghĩa quyết định tới chất lượng đào tạo ĐH.

Cảm ơn GS Hoàng Xuân Phú

————

Qui mô…

Nhiều ý kiến cho rằng: để hạn chế nạn dạy thêm, học thêm ở trường phổ thông thì phải giảm bớt sức ép của các kỳ thi tuyển sinh đại học. Chỉ ra đề dễ và sát với sách giáo khoa phổ thông thì chưa đủ, vì điều đó không làm thay đổi tỷ lệ trúng tuyển và áp lực cạnh tranh vẫn còn nguyên như cũ.

anh HXP o Duc

GS Hoàng Xuân Phú đứng bên Cây Sồi (Quercus, Oak, Eiche) khoảng 600 tuổi trong vườn của Giáo sư Gisbert Freiherr zu Putlitz

(Ảnh: Gisbert Freiherr zu Putlitz, chụp ngày 5/6/2015)

Vậy phải tăng qui mô đào tạo bằng cách lập thêm trường mới, mở rộng trường cũ và đa dạng hóa loại hình đào tạo. Khó khăn về kinh phí ư? Thì tăng học phí và các khoản đóng góp khác. Nhưng việc mở rộng lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng, vì ngay cả với qui mô hiện tại thì nhiều trường đã phải tuyển vét đến cả những sinh viên có học lực quá yếu rồi. Tiếp tục đọc

Nhóm Đối thoại giáo dục đưa ra khuyến nghị về đại học Việt Nam

Tác giả: Ngân Anh (lược thuật)

KD: Nhìn vào GDVN, thực chất GDPT không quá đáng lo, nhưng GDĐH, tạo nguồn nhân lực lao động cho XH thì rất đáng lo. Trong bối cảnh của nước Việt hiện nay, thì sự đầu tư vào GDVN theo mình cần ưu tiên đi bằng hai đầu ở hai bậc học này:

– GD Tiểu học- đặt nền tảng cho tri thức và văn hóa đầu tiên cho đời mỗi con người.

– GD ĐH: tạo nguồn nhân lực lao động cho XH.

Đọc những khuyến nghị của Nhóm ĐTGD, nói cho công bằng, những khuyến nghị đưa ra không phải quá mới. Những vấn đề đó đã được nơi này nới khác kiến nghị với ngành GD, nhưng hầu như đưa ra rồi lập tức… chìm xuống. Có lẽ lần này những khuyến nghị của Nhóm sẽ được lưu ý hơn, lắng nghe hơn, vì có trọng lượng hơn chăng.

Mặt khác, có những vấn đề GD các quốc gia khác có vẻ rất đơn giản, thì ở VN rất rắc rối, chính vì thế đến thời điểm này vẫn lửng lơ- đó là Hội đồng trường. Rắc rối vì lập tức nó nảy sinh một vấn đề: Đảng lãnh đạo thế nào trong HĐ trường? Chả lẽ ông Bí thư Đảng ủy lại bị ông Chủ tịch Hội đồng trường lãnh đạo?  Hi…hi..

————–

-Bản kiến nghị khoảng 8.000 từ của nhóm Đối thoại giáo dục Việt Nam (VED) do GS Ngô Bảo Châu chủ trì vừa được gửi tới lãnh đạo giáo dục.

Bản kiến nghị gồm 5 nhóm vấn đề chính, là kết quả nghiên cứu về phương hướng cải cách đại học của nhóm, được thực hiện trong 3 năm. Quan điểm của nhóm Đối thoại giáo dục (VED) là “hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần được cải cách cơ bản và sâu sắc ngay từ nguyên lý và quy tắc tổ chức”, và “cải cách cơ bản và sâu sắc là một quá trình lâu dài và liên tục, không phải là một đơn thuốc có tính công phạt”.

Địa phương quản trường, Bộ điều tiết tầm quốc gia

Vấn đề đầu tiên mà nhóm đưa ra là cải cách mô hình quản trị đại học, để nền đại học Việt Nam có sức sống và sức phát triển.

Ngô Bảo Châu, đối thoại, giáo dục, VED, đại học, tự chủ
Thủ tướng tiếp GS Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục

Theo nhận định của VED, ở một nghĩa nào đó, hơn 330 trường đại học và cao đẳng công lập ở Việt nam chưa có “chủ” thực sự. Hiện tại, một số đại học Việt Nam đã có hội đồng trường, nhưng số lượng ít và những hội đồng đang tồn tại chủ yếu chỉ có chức năng tham vấn.

Tiếp tục đọc