Đất nước bí ẩn nhất thế giới qua ống kính phóng viên Mỹ

Tác giả: Bình Minh (Ảnh: David Guttenfelder)
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và suy ngẫm về một đất nước “bí ẩn”
————
Phóng viên David Guttenfelder ghi lại hình ảnh đời thường của người dân Triều Tiên trong chuyến công tác 6 ngày mới đây.
 Bộ ảnh của David Guttenfelder, một trong số ít phóng viên phương Tây có cơ hội đến Triều Tiên, đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới, nhiều lần, đăng trên The New York Times hôm 10/6.

Ảnh chụp thủ đô Bình Nhưỡng nhìn từ bên kia sông Taedong. Tòa nhà cao nhất thành phố này là khách sạn Ryugyong 105 tầng được xây dựng từ năm 1987.

Tiếp tục đọc

Nhà văn Nguyên Ngọc và Thomas J. Vallely: ‘Chúng tôi đã được gỡ mặt nạ’

Tác giả: Minh Nguyễn thực hiện (theoBizlive/ Người Đô Thị)

KD: “Chúng tôi đã được gỡ mặt nạ, để nhìn thấy nhau là hai con người, bình thường, giản dị, có thể nói với nhau về nhưng ưu tư cho hạnh phúc của con người, ở bên này và bên kia” (Nguyên Ngọc)

Hai con người, một người cao lớn, một người rất bé nhỏ, nhưng = nhau  😀

Họ là hai người khác nhau về chủng tộc, ở hai quốc gia cách xa nhau về địa lý và khác biệt về lịch sử hình thành. Những năm tháng chiến tranh, có lúc họ là kẻ thù một mất một còn của nhau trên mảnh đất nhỏ ven sông Thu Bồn (Quảng Nam). Sau khi cởi bỏ bộ đồ lính trận, trở về cuộc sống thường nhật trong thời bình, họ lại gặp nhau ở Việt Nam như một cơ duyên. Vậy mà cũng đã trên hai mươi năm.

Điểm tương đồng gắn kết họ lại với nhau: một niềm tin bất diệt vào sức mạnh giáo dục đối với sự trường tồn của mỗi quốc gia. Đó là giá trị vĩnh cửu của hoà bình.

giáo dục, chiến tranh, hòa bình
Nguyên Ngọc và Thomas Vallely trong khuôn viên Đại học Phan Châu Trinh (Hội An). Ảnh Vũ Thành Tự Anh

Tiếp tục đọc

500 cán bộ thủ đô “hành” là chính, còn giấu tên là còn bao che!

Tác giả: Quốc Toản

.KD: Không biết 500 “bác sâu” bé nhỏ này hiện đang được bám vào đâu để sống. Hay lại được … đá lên nơi ngon hơn? Có nằm trong số  những công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong báo cáo của Bộ trưởng Nội vụ không? 😀

————–

“Nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn là biểu hiện của bệnh tham nhũng…”, PGS.TS Đăng Ngọc Dinh nêu quan điểm về việc hơn 500 cán bộ Hà Nội bị kỷ luật.

Thông tin Hà Nội kỷ luật hơn 500 cán bộ, công chức (từ năm 2011-2014) có lẽ không gây bất ngờ cho nhiều người. Bởi, thực tế, không ít “công bộc” của dân làm việc theo kiểu “hành” là chính, chẳng còn là chuyện hiếm gặp. Không ai khác, nhân dân là người hiểu rõ nhất điều này.

Con số trên được đưa ra hôm 9/6 khi Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết chương trình 08 của Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015”.

Tiếp tục đọc

Thời khắc cải cách thể chế đã đến?

Tác giả: Quang Chung

.KD: Cái “thời khắc đã đến” ấy nên tính bằng một …. “quăng dao” của người dân tộc  😦

—————

Để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, Việt Nam cần  chuyển đổi sang mô hình phát triển mới và thực hiện những thay đổi thể chế cần thiết. Ảnh: TL TBKTSG

“Để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao ở mức 7,5 – 8%/năm trong mười năm tới, đã đến thời khắc Việt Nam chuyển đổi sang mô hình phát triển mới và thực hiện những cải cách thể chế cần thiết để hỗ trợ cho sự chuyển đổi này”, bài phân tích chính sách mới nhất của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright viết.

Sáng nay, 10-6-2015, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tổ chức buổi tọa đàm về “Cải cách thể chế: từ tầm nhìn đến thực tiễn”. Đây cũng là tựa đề của bài nghiên cứu chính sách mới nhất của nhóm tác giả (*) thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tiếp tục đọc

Tiền dân cao và trí dân… thấp

Tác giả: Kỳ Duyên

Cần tiền cho các dự án xây dựng, đền bù cho một số khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí là tham nhũng, hay oan sai thì toàn tiền của dân. Nhưng cứ nói đến trí dân, đến lợi ích của dân phải được tôn trọng, để dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra thì kêu dân trí… thấp.

Tiền cao- trí thấp, nên dân luôn thua thiệt là phải!
Đọc thêm:

Ông Nguyễn Thanh Chấn là một con người có số phận đặc biệt và lạ lùng. Một người nông dân lương thiện, hiền lành, mà từ lúc vụ án của ông vỡ lở là án oan, cho tới lúc được ngành tư pháp tuyên bố xin lỗi và bồi thường 7,2 tỷ đồng, thì một lần nữa, số phận người nông dân chất phác này lại như “xới tung” lên những khiếm khuyết của tòa án nước Việt.

Trách nhiệm… trốn đâu?

Nếu không kể đến trường hợp ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) là người từng được tuyên trả số tiền bồi thường cao nhất – 21 tỉ đồng, nhưng hiện bản án bồi thường này đã bị UB thẩm phán TAND tỉnh Thái Bình tuyên hủy, và đang được TAND TP Thái Bình xét xử lại, thì vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn được coi là vụ án có số tiền đền bù lớn nhất từ trước đến nay.

Tiếp tục đọc

“Ám ảnh” giang hồ trong làng báo

Tác giả: Như Thổ

KD: Đọc mà không tưởng tượng được, làng báo giờ ra nông nỗi này  😦

———–

Gọi là nỗi “ám ảnh”, hay gọi là “nỗi nhục” cũng không ngoa. Chưa bao giờ mà làng báo lại “run rẩy” vì giang hồ như thế. Đơn giản là đã có kẻ giang hồ chui được vào làng báo và có cả những cơ quan báo chí sử dụng chúng làm phóng viên. Cứ có chuyện xảy ra là những người làm báo chân chính lại yếu thế, “xẹp lép như con tép”.

Một thực trạng buồn không ai muốn nói ra khi ngày 21-6 đang tới gần.  

Trước đây, dân giang hồ Sài Gòn vẫn đồn câu chuyện Năm Cam mỗi buổi sáng vẫn xách giày ra công viên chạy bộ, chỉ đơn giản là để lân la, làm quen được với mấy nhà báo cũng hay tập thể dục ở đây. Rồi buổi ăn nhậu nào mà Năm Cam mời được 1, 2 anh nhà báo ra uống vài chén rượu thì ông trùm lấy làm hãnh diện và lên mặt với đàn em lắm…

Tiếp tục đọc