GS Nguyễn Lân Dũng: Phải biết sợ thiên nhiên

Tác giả: C. Thúy thực hiện (Đại Đoàn Kết)
.
KD: Đọc được bài này trên FB Đức Bảo Phạm, một bài trả lời kỹ lưỡng, rất đáng đọc. Xin được đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
.
Nhưng một lần nữa, thấy buồn thấm thía. HN phát triển và quản lý một cách quá thiếu chuyên nghiệp.  Đụng vào đâu cũng thấy luộm thuộm, thấy sự ma lanh, khôn ranh, thiếu lương tâm. Thành phố của mình, đất nước của mình, mà người Việt cư xử như kẻ làm thuê. Hở ra là ăn bớt, ăn trộm, ăn cắp. Khốn nạn nhất là lười biếng và sự tha hóa. Đến một gốc cây mới trồng, mà chỉ hành vi bóc túi ni lông bọc gốc cũng không làm. Rồi xem, c/q HN xử lý vụ làm ăn này ra sao
—————
Hà Nội ngổn ngang sau một trận giống lốc lớn tới mức 2 ngày sau các lực lượng của thành phố vẫn phải căng mình khắc phục hậu quả. Suốt dọc những tuyến phố là những thân cây đổ, gãy. Đứng ở góc độ của một nhà nghiên cứu sinh học, GS. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ với phóng viên về những vấn đề bộc lộ ra sau trận cuồng phong này.
Sau trận dông lốc ngày 13-6, Hà Nội vẫn đang dọn số cây xanh bị đổ
PV: Thưa ông, vào lúc giông gió xảy ra GS đang ở đâu?
GS. Nguyễn Lân Dũng: Tôi đang dự một cuộc họp ở Ủy ban đối ngoại tại Văn phòng Quốc hội. Và tối hôm ấy rất muộn mới về được nhà vì gọi mãi không thể có taxi, hơn nữa nhiều đoạn đường đang bị tắc vì cây đổ chắn ngang đường.

Tiếp tục đọc

Chất vấn tại Quốc hội- “cá đối bằng đầu”

Tác giả: Tô Văn Trường

Nhìn chung, thực tế, nhiều cử tri không còn mặn mà, quan tâm đến diễn đàn của Quốc hội. Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chứ không hỏi hàng ngày ông làm gì mà ông nào cũng vậy, toàn ề à kể công hoặc kể việc ông làm hàng ngày, chỉ thiếu liệt kê hội họp và cái chuyện giữa các Bộ, các Ban của các ông ký với nhau.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Trần Xuân Giá Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu tư là người đầu tiên ở nước ta trả lời chất vấn trước Quốc hội và được truyền hình trực tiếp. Ngày nay, so với hồi bấy giờ có mấy điều khác biệt:

Tính “giám sát” của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ được nâng lên rõ rệt. Đó là xu thế đúng cần phát huy.

Trước đây, rất nhiều đại biểu hỏi là để tìm hiểu, để học là chính. Tính kiểm tra, giám sát không cao. Có tình hình này cũng có thể do “trình độ” giữa người chất vấn và người bị chất vấn khác nhau nhiều, nay hình như “cá đối bằng đầu”!

Tiếp tục đọc

Đại Hội Đảng XII : Ai đang nắm giữ “nỏ thần” của Việt Nam?

—————
Với truyền thống một dân tộc bất khuất, anh hùng. Nắm giữ vị trí trọng yếu của khu vực và là một quốc gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20… Vì sao chúng ta vẫn chỉ là một nước nhỏ?

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười một của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI

Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều thế mạnh về địa chính trị, tài nguyên và đặc biệt là con người, người Việt chúng ta luôn được bạn bè năm châu nhận định là có nhiều đặc tính mà các dân tộc khác hiếm thấy như sự thông minh, tính cần cù và đặc biệt là sự quyết tâm vượt bậc để vươn lên trên mọi hoàn cảnh… Thế nhưng, đất nước chúng ta lại chỉ là một quốc gia bé nhỏ, vừa đưa mình khỏi lằn ranh thu nhập thấp và còn rất xa để tự hào một đất nước văn minh hiện đại. Phải chăng một lý do vô hình nào đó đã cản bước tiến của một dân tộc vĩ đại vẫn đang hiện hữu mà ngay chúng ta và cả những người lãnh đạo nắm vận mệnh của đất nước mãi vẫn chưa nhận ra?

Tiếp tục đọc

Cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, Trung Quốc – Philippines cãi nhau

Tác giả: Trần Trí (theo Independent)

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này . Rất thú vị . Nhất là trong đó có câu: TQ “đi vòng quanh như con chó cúp đuôi vào giữa hai chân, khi dư luận quốc tế đều chống nước này. Đa số các nước Đông Nam Á và đồng minh xa của họ như Mỹ đều ngầm ủng hộ Philippines chống việc TQ ngang ngược chiếm đất.

Khó cắn được dư luận quốc tế, TQ sẽ khó thể thắng trong bất kỳ cuộc đối thoại đa phương nào”.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

————

Cong vo lam lo tam ban do Bien Dong

Bãi Scarborough (vòng tròn đỏ) trên Bản đồ Murillo

Chứng cứ để Philippines trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở The Hague trong tuần này, nhằm khẳng định chủ quyền Bãi Scarborough trên Biển Đông, bắt đầu từ vụ cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, theo báo Independent (Anh). 

Vụ này gây tranh cãi ngoại giao giữa Philippines với Trung Quốc (TQ) như thế nào ?

Chuyện cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông bắt đầu từ tháng 5.2012: khi một tuyến cống cổ (từ thời Nữ hoàng Anh Victoria) bị sụp, gây hậu quả nghiêm trọng lập tức:

Nước cống gây trượt đất và làm ngập, buộc cư dân ở những dãy phố gần tòa lâu đài phải sơ tán và một số nhà cửa phải san bằng.

Tiếp tục đọc

Giữ học phí đại học thấp: Công bằng xã hội hay sai lầm?

Tác giả: D.Hà

KD: Một quan điểm rất mới về GD ĐH, và mình ủng hộ Cần phải để cho GDDH được tự chủ tự chịu trách nhiệm, để ĐH tự lớn, không nên bao cấp mãi. Điều đó đòi hỏi tài năng điều hành của các Hội đồng trường, các Ban GH (nếu chưa có HĐ trường) vô cùng

Nghĩ cũng thương, nếu kiến nghị này được biến thành hiện thực,  các “bé” ĐH của nước Việt giờ sẽ loạng choạng tập đi một mình, khi bầu sữa Nhà nước đã bị…. cai!  😀

——-

Đang có ý kiến cho rằng thu học phí thấp khiến cho chất lượng giáo dục đại học cũng thấp. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Một khuyến nghị mới đây liên quan đến giáo dục đại học của Nhóm đối thoại Giáo dục (VED) bao gồm nhiều chuyên gia giáo dục có tâm huyết trong và ngoài nước (trong đó có GS Ngô Bảo Châu) đang khiến dư luận xôn xao. VED cho rằng giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào ĐH là một chủ trương sai lầm, thay vì tạo ra công bằng thì chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH trong nước.
Tài chính ĐH Việt Nam đang “có vấn đề”?

Theo quan điểm của VED, tài chính của hệ thống GD ĐH VN đang đối mặt với ba vấn đề lớn là thiếu kinh phí, bất bình đẳng và thiếu tự chủ. Cụ thể, mức đầu tư của Nhà nước cho các trường công còn rất thấp. Tiếp tục đọc

Báo chí thời VNCH chỉ mùi mẫn, khiêu dâm?

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn

.KD: Đây là bài viết của Gs Nguyễn Văn Tuấn, một người từng sống trong thể chế VNCH, viết về nền báo chí của chế độ này, mang tính “phản biện” lại bài viết trên báo LĐ: (http://laodong.com.vn/xa-hoi/bao-chi-sai-gon-truoc-nam-1975-loi-keo-doc-gia-bang-nhung-chuyen-tinh-mui-man-kiem-hiep-dam-o-340054.bld)

Bản thân mình cũng là người viết báo, lại sống trong nền báo chí VNDCCH (có thêm hai chữ Dân chủ nữa) 😀

Tôn trọng tính thông tin đa chiều và để rộng đường dư luận, xin đăng toàn bộ bài viết để bạn đọc chia sẻ  😀

————–

Báo chí thời VNCH không phải là nền báo chí tốt, nhưng tôi có thể nói rằng nền báo chí đó tốt hơn nền báo chí XHCN ngày nay. Là người từng sống qua hai chế độ, tôi có thể nói một cách khẳng định như thế. Nền báo chí đó không giống như những gì bài báo dưới đây (1) miêu tả. Trong thực tế, báo chí trong thời VNCH phong phú hơn, tự do hơn, và đi trước khá xa nền báo chí XHCN.

Đọc thêm: http://infonet.vn/dau-long-vi-chua-bao-gio-uy-tin-bao-chi-giam-sut-nhu-hien-nay-post166388.info

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/244257/trach-nhiem-xa-hoi-va-dao-duc-nguoi-lam-bao-trong-thoi-dai-so.html

Một quầy báo của Sài Gòn, thời  trước năm 1975. Nguồn: Trên mạng

Trước hết, báo chí thời VNCH tự do hơn hơn báo chí thời XHCN. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy nền báo chí VNCH có vẻ như mô phỏng theo nền báo chí phương Tây như Mĩ chẳng hạn. Những cái tên lừng danh một thời mà tôi còn nhớ là Trắng Đen, Tin Sáng, Tia Sáng, Đuốc Nhà Nam, Điện Tín, Chính Luận, Tiền Tuyến, Sài Gòn Mới, Tự Do, Ngôn Luận, Công Luận, Sống Thần, Rạng Đông, v.v.

Tiếp tục đọc