Buồn- giận- vui khi đọc bài của GS, nguyên UV Bộ Chính trị Lê Xuân Tùng

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Ts Tô Văn Trường lại vừa gửi cho mình bài viết này. Bài viết là toàn bộ những quan điểm của ông “phản biện” lại bài viết của ông Lê Xuân Tùng đăng trên tờ Dân trí- về vấn đề kinh tế tư nhân, sở hữu và con đường phát triển của đất nước. .

Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog KD/KD xin đăng toàn bộ bài viết theo đề nghị của Ts Tô Văn Trường.

* Cũng do công việc quá bận, do sức khỏe không tốt nên Blog KD/KD ngày mai sẽ tạm thời không cập nhật bài vở. Mong bạn đọc thông cảm và thứ lỗi.

————

Bài liên quan: http://dantri.com.vn/xa-hoi/phai-chang-kinh-te-tu-nhan-la-nen-tang-cua-nen-kinh-te-quoc-dan-1079701.htm

Tôi không tin Gs Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và “ê kíp” của ông sai lầm một cách chân thành. Họ không thể không biết điều sơ đẳng : “Thực tiễn là thước đo duy nhất đúng của chân lý “. Chỉ cần nhìn vào thực tế trên thế giới mấy chục năm qua thì sẽ thấy vì sao Tây Đức hơn Đông Đức, Đài Loan hơn Đại lục, Hàn Quốc hơn Bắc Triều Tiên…, vì sao Thành trì của CNXH là Liên Xô lại sụp đổ cái rụp như thể đó là một ngôi nhà xây trên cát ! Vì sao Việt nam tụt hậu thê thảm so với các nước.

Nhân tiện, tôi xin “biếu” họ câu nói chí lý của “ông tổ” “Lê” Tiên sinh :
” Đào xuống, lật lên, xới ra những lớp ngôn từ lý luận có vẻ như cao siêu, ta sẽ thấy đằng sau chúng hiện ra cái lõi trần trụi – đó là QUYỀN và LỢI !”. Tiếp tục đọc

Lời Phật dạy- về Nóng giận

Tác gỉa: Theo FB Đức Bảo Phạm

.Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Ngài cũng không nói rõ là trong những trường hợp nào thì không nên nóng giận và cũng không bảo chúng ta phải dùng phương cách nào để diệt trừ cơn nóng giận.

Ảnh Đức Phật Thích Ca Mầu Ni. (http://chualinhthang.blogspot.com/2011/12/hinh-anh-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html)

Điều làm Ngài quan tâm là trạng thái tinh thần của con người khi nóng giận. Ngài biết rằng lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình. Tiếp tục đọc

Tròn 05 năm- Nguyễn Thắng Vu: Ông “bố nuôi” của Đôrêmon đã ra đi

Tác giả: Nguyễn Phú Cương

.KD: Hôm nay, tròn 05 năm ngày mất của ông Nguyễn Thắng Vu, Giám đốc NXB Kim Đồng, một con người mà cả nhân cách và tấm lòng đều rất đáng kính trọng. NXB Kim Đồng do ông quản lý cũng là nơi đã xuất bản cuốn Đôremon nổi tiếng, làm nghiêng ngả bạn đọc VN, từ trẻ con đến người lớn. Xin đăng lại bài viết của Nguyễn Phú Cương, cũng là một đồng nghiệp của mình ở VNN, như một nén tâm nhang thắp cho một nhân cách Người đáng kính- giữa thời buổi kim tiền nhiều đảo lộn trắng đen

————–

Hàng triệu thiếu nhi cả nước, và tất cả những ai đã từng say mê Đôrêmon sẽ luôn nhớ đến ông, người đã mang chú mèo máy diệu kỳ này về Việt Nam. Nhờ ông, một “cánh cửa thần kỳ” đã mở ra cho thế giới tuổi thơ của chúng ta. Nhưng hôm nay, 16/10, không phải một “cỗ máy thời gian” mà là một cỗ xe tang u buồn sẽ đưa ông về cõi vĩnh hằng, nơi không ai có thể quay ngược thời gian như trong Đôrêmôn để trở lại.Ông Nguyễn Thắng Vu sinh năm 1935, quê ở Quảng Thuận, Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông làm việc tại NXB Kim Đồng từ năm 1965.Quay ngược thời gian về những ngày đầu của Đôrêmon
Tiếp tục đọc

“Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ

Tác giả: Quốc Toàn (thực hiện)

.KD: Ôi trời, bác này đòi hỏi quá cao, mà quên mất rằng, liêm sỉ ngày nay là thứ… xa xỉ nhất trên đời!

————
“Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ về hành vi do bản thân gây ra…”, ông Vũ Quốc Hùng nói về vụ bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH.

GDVN: Xung quanh vụ việc Bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội, giới quan sát chính trị cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới vụ việc.

Đề làm rõ thêm vấn đề này, hôm 16/6 Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

PV: Ông bình luận gì về việc bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội?

Tiếp tục đọc

Báo động nạn “mất dạy” ở Hà Nội

Tác giả: Thiên Minh – Xuân Hinh (Petrro Times)

KD: Thật là … vinh dự cho Hà Nội- được tiếng là văn hóa, thanh lịch, hào hoa phong nhã.

Thuở nhỏ, mình rất nhớ là trẻ em ở HN rất ít nói tục, chửi bậy. Và người lớn, chỉ dân “đầu đường xó chợ, dân hàng tôm hàng cá”- theo cách gọi của thị dân, mới hay nói tục chửi bậy. Nay thì nháo nhào, nói tục chửi bậy của người ở HN được “phổ cập” từ trẻ nhỏ, nữ sinh học phổ thông đến công chức Nhà nước…

Không biết vì sao mà HN ra nông nỗi này sau 60 năm giải phóng? T/p quy hoạch xô bồ, bát nháo. Đường phố bẩn như cái chợ. Còn người ở HN phóng xe bạt mạng, mặt nghênh ngáo, như bố thiên hạ. Mở mồm là đ. mẹ, đ.cha…. Va chạm nhau, thay cho lời xin lỗi, là nắm đấm giơ lên.

Thật là vinh dự được tiếng là người HN!  😦

———–

.
– Tình trạng văng tục, nói bậy vốn chỉ xuất hiện nơi chợ búa hay với những người ăn nói thô tục. Nhưng bây giờ việc văng tục, nói bậy lại trở thành cách nói chuyện và là cách thể hiện “chất chơi” của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không chỉ có nói bậy, văng tục mà nhiều thanh niên còn có thái độ thách thức pháp luật… Tiếp tục đọc

Làm sai cứ ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ là xong

Tác giả: Hoàng Xuân Tuyền

.KD: Đây là bài viết về cơ cấu quyền lực, gắn với tổ chức đội ngũ, một bài viết rất sâu sắc. Và những phân tích của bài viết cho thấy hệ lụy của cơ cấu quyền lực kiểu này dẫn đến rối loạn các giá trị văn hóa- XH ra sao, dẫn đến thực tài bị bỏ phí ra sao, và đó là một nguyên nhân…. khó phát triển!  😦

———–

Khi quyền lực của tổ chức được cơ cấu bất hợp lý, quyền lực được vun vén đến độ trở thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ  trở nên lệch lạc rõ nét.

>> Đọc Bài 1: PGS đi diệt chuột và chuyện phấn đấu để được ‘cơ cấu’

Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt… đang làm gì?

‘Lạm phát’ sếp phó vì làm thay việc… sếp trưởng  Ở bài viết trước, từ kết quả phân tích tình huống “trực quan sinh động” tác giả đã tiến tới “nhận thức lý tính” về cơ cấu quyền lực của tổ chức được khảo sát và đặt cho cơ cấu quyền lực ấy tên gọi: cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối.

Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối không phải là hiện tượng mới lạ hay cá biệt. Hiện tượng này nảy sinh và đeo bám xã hội loài người từ thuở xa xưa khi những hình thức “nhóm”, “cộng đồng” “quốc gia”… xuất hiện. Vấn đề này đã được phát hiện, lý giải từ mấy ngàn năm trước bởi những Socrates, Plato, Aristotle… và được các nhà triết học Khai sáng vận dụng từ hàng trăm năm trước để xử lý những vấn đề của nhân loại.  

Lệch lạc diện mạo văn hóa tổ chức 

Tiếp tục đọc

Nhà báo lướt Facebook bói tin, đạo đức ở đâu?

Tác giả: Cầm Thi (ghi)

KD: Đạo đức không thèm trốn ở đâu, mà đạo đức giờ … trần truồng!  😦

—————

 Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cảnh báo thực trạng nhiều nhà báo làm việc trong phòng kín, lướt web, lên facebook lấy thông tin xào xáo lại, rồi đăng tin cho nhanh.

Sự phát triển như của mạng xã hội đang đặt ra cho báo chí truyền thống nhiều vấn đề như tính nhanh nhạy của thông tin, tuổi thọ của tin tức…

Đặt vấn đề này lên bàn “đối thoại” với Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhân kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), ông nhìn nhận vai trò tác động của mạng xã hội đối báo chí truyền thống.

Khi áp lực thông tin càng lớn, Thứ trưởng càng đánh giá vai trò quan trọng, đạo đức, cái tầm, trình độ nghiệp vụ của những người làm báo.

Càng áp lực, càng phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết

Sự thách thức của mạng xã hội đối với báo chí truyền thống trong quan sát của Thứ trưởng như thế nào? Ông nhận thấy sự thể hiện của báo chí ra sao trong cuộc đua áp lực như vậy? Có hạn chế nào trong cạnh tranh của báo chí truyền thống với mạng xã hội mà ông thấy phải nghiêm túc xem xét?

Tiếp tục đọc