Tác giả: Gs. Ts Nguyễn Đăng Dung (theo FB Đức Bảo Phạm)
KD: Title bài thực chất là lời bình của Ts- Ls Phạm Đức Bảo xung quanh vụ việc bài viết của Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, được ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo mượn lời để phát biểu, cho rằng dân trí VN thấp nên chưa thể đưa ra Luật Trưng cầu dân ý. Xin đăng nguyên văn:
ÔNG HÀ MINH HUỆ ĐÃ ĐẶT ĐIỀU CHO GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung chỉ nói những hạn chế của việc trưng cầu ý dân trong trường hợp dân trí thấp chứ không hề nói trình độ dân trí của Việt Nam hiện nay thấp như đại biểu Quốc hội Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo bịa đặt, đánh tráo khái niệm để lấy lý do chưa cần luật Trưng cầu ý dân. Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tôi đăng lại bài trả lời phỏng vấn của GS.TS Nguyễn Đăng Dung để mọi người hiểu rõ hơn tư cách của ông Hà Minh Huệ.” (Phạm Đức Bảo)
Còn đây là nhận xét của mình: Giả dụ đi, GS Nguyễn Đăng Dung nói, vẫn là quan điểm của người nghiên cứu mang tính chất học thuật, và giả dụ đi, ông Hà Minh Huệ có quan điểm như vậy, thì khi phát biểu với trách nhiệm quản lý báo chí ổng phải chịu trách nhiệm về chính phát ngôn của mình. Việc trả lời báo chí thanh minh thanh nga theo kiểu vin vào tờ báo có bài viết của GS Nguyễn Đăng Dung, để biện bạch cho thái độ coi thường dân, thực chất mang tính cơ hội nhiều hơn. Điều đó chỉ chứng tỏ ông HMH không đàng hoàng, không dám chịu trách nhiệm bản thân phát ngôn. lại đổ vấy cho bài báo của GS Nguyễn Đăng Dung. Vậy thì não trạng của ông hình như có vấn đề.
Khi không có chính kiến của bản thân, mà phải đổ cho một nhà luật học với quan niệm mang tính học thuật, mình hết sức ngạc nhiên về kỹ năng giải quyết các tình huống. Vẫn là một lỗ hổng của GD, và văn hóa quan chức như vậy rất kém.
Còn dưới đây là bài viết của Gs TS Nguyễn Đăng Dung Xin đăng lại để bạn đọc chia sẻ
*************************
GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nói về trưng cầu ý dân
CẦN THIẾT, NHƯNG KHÔNG THỂ VỘI
Tác giả: Vũ Thủy (thực hiện)
.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ đưa ra bàn thảo dự luật Trưng cầu ý dân. GS. TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng khi cụ thể hóa quyền con người theo Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, theo ông không phải vấn đề nào cũng đưa ra trưng cầu dân ý và khi thực hiện, chúng ta buộc phải chấp nhận nhũng rủi ro, hạn chế mang tính tất yếu…
CỤ THỂ HOÁ QUYỀN CON NGƯỜI Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.