Tác giả: Theo FB Đỗ Thiên Đồng
KD: Yêu quá bình hoa hồng tầm xuân. Một vẻ đẹp duyên dáng, tự nhiên, nữ tính 😀
Tác giả: Gs. TS Nguyễn Ngọc Giao- Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (theo FB Đức Bảo Phạm)
(Bài viết đã đăng trong kỷ yếu “Tọa đàm khoa học về ‘Con đường tơ lụa trên biển’ của Trung Quốc” do Trung tâm Minh triết tổ chức ngày 20/6/2015)
————
“The Sun Daily của Malaysia ngày 15.10.2013, chuyên gia Karl Lee của hãng tư vấn Anbound Research cho rằng động thái gây chú ý nhất trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là đề xuất tái lập con đường hàng hải từ nhiều thế kỷ trước nối eo Biển Malacca với Biển Đông, thành con đường tơ lụa mới trên biển trong thế kỷ 21.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 400 tỷ USD. Đầu tư hai chiều vượt quá 100 tỷ USD.
Theo ông Tập Cận Bình, đó là cơ sở tốt cho con đường tơ lụa trên biển. Nó thực sự có thể đưa kim ngạch thương mại hai bên lên khoảng 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Tiếp tục đọc
Tác giả: Theo FB Đức Bảo Phạm
KD: Những lời khuyên của bậc hiền triết Trung Hoa cổ đại quá hay. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
———–
Tượng Đức Khổng tử. Nguồn: Trên mạng
Có chí thì … ham học
Không chí thì … ham chơi
Trí khôn tạo … nên người
Đức nhân tìm … ra bạn
Thành đạt nhờ … đức dày
Làm nên nhờ … có thầy
Đủ đầy nhờ … có bạn
Gái ngoan nhờ … đức hạnh
Trai mạnh nhờ… lực cường… Tiếp tục đọc
Ông Trần Văn Lục (đứng) – nguyên Giám đốc RPMU, một trong số những quan chức đường sắt bị truy tố – phát biểu trong một cuộc họp tại Bộ Giao thông Vận tải – Ảnh: Báo Giao thông Vận tải
Ngày 23-6, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Các bị can này, gồm: Phạm Hải Bằng, nguyên phó giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng dự án 3 – RPMU; Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu, nguyên giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy, nguyên Phó giám đốc RPMU, cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tác giả: Lan Anh- Lê Thanh- Trần Mạnh
.KD: Đọc bài này thấy bỗng thương con gà quá. Thịt ngon nên là món khoái khẩu của người Việt. Vậy mà khi sống, đã không nề hà, chung đôi … cánh bé nhỏ, gánh vác tới 14 loại phí cho con người. Số phận khắc nghiệt đến nỗi, sau khi bị giết mổ, cánh, đùi, cổ, chân đóng gói riêng, gà vẫn phải tiếp tục đống phí cho từng loại bộ phận này. Thật cao quý bất đắc dĩ 😦
.Thế nên giờ mình bỗng thấm thía, nén hương cắm trên bàn thờ không chỉ thắp cho người quá cố, mà nên thắp cả cho con gà chung số phận. Con gà cũng là loài vật chung tình với con người tuy không được khôn ngoan như loài cún. Tội nghiệp Gà!
Con Gà cũng nên trở thành biểu tượng của nước Việt mới đúng. Nhất là Gà Mái. Thịt ngon, lại còn cho trứng 😦
———-
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị bãi bỏ 31 loại phí, lệ phí kiểm dịch thú y đang đánh vào con gà, quả trứng.
![]() |
Gà được bày bán trên đường Trang Tử, Q.5, TP.HCM chiều 23-6 – Ảnh: Quang Định |
Theo ông Phát, dù Bộ NN&PTNT kiên quyết đề nghị bãi bỏ các loại phí này nhưng phía Bộ Tài chính còn “băn khoăn” vì lo mất một khoản thu lớn.
Nhiều loại phí bất hợp lý sẽ được bỏ
Ngày 23-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Đình Thi, vụ trưởng Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính, cho biết Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về việc Bộ Tài chính dự kiến bãi bỏ 31 khoản phí, lệ phí quy định trong thông tư 04 năm 2012 về thu phí, lệ phí trong công tác thú y.
Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Trước đó, ông trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm. Giáo sư được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở máy và tiến hành đặt máy tạo nhịp tim từ khoảng một tháng nay.
Theo đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra vào ngày 5/6, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Tang lễ của ông cũng diễn ra ở ngôi nhà này.
Theo di nguyện của Giáo sư, khi ông qua đời, con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải sẽ là chủ tang. Tuy vậy, do Giáo sư Hải đang ở Pháp, chưa trở về kịp, một tiểu ban tang lễ được lập ra gồm những người thân thiết của ông như: nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy (chồng của nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương)… Ngoài ra, có các thành viên trong gia đình, môn sinh và bạn bè cùng chung lo hậu sự cho giáo sư.
![]() |
Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê khai đàn dịp Tết Ất Mùi 2015 tại tư gia. |
KD: Hết tiến sĩ, nhà khoa học đến kỹ sư, đông như… lợn con, mà chẳng sản xuất nổi cái ốc vít. Cứ loanh quanh đổ lỗi hết tại nọ, tại kia. Chán vô tả
Chả lẽ nếu Mẹ VN biết nói, Mẹ sẽ thở dài ngao ngán: Đẻ ra toàn lũ con ăn hại? Toàn lũ con bạc nhược bất tài, hèn nhát? 😀
Chỉ chém gió là giỏi! 😦
—————
“Thừa thầy thiếu thợ”
Theo kết quả nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF), Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có số lượng kỹ sư lớn nhất thế giới với 100.390 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm. Tiếp tục đọc
Chia sẻ với báo chí bên lề hội nghị “Nhân rộng sáng kiến phòng chống tham nhũng” tại Hà Nội sáng 23/6, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, nước ta là một trong những quốc gia hoạt động sôi nổi, hiệu quả và được đánh giá rất cao trong hiệp hội Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng.
![]() |
Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng tại cuộc họp. Ảnh: Bá Đô. |
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Thái Thanh ghi)
.Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân trong mọi lĩnh vực. Thông tin đồng thời cũng là “ô-xi của nền dân chủ”, như khẳng định của Chiến dịch Toàn cầu về Quyền tự do ngôn luận. Tự do thông tin – bao gồm tự do tìm kiếm, lưu giữ, truyền đạt và sử dụng thông tin dưới mọi hình thức – được coi là một trong những quyền cơ bản của con người.
Trên thế giới, Luật Tự do thông tin đầu tiên ra đời ở Thụy Điển cách đây gần 300 năm, nhưng phải đến những năm 1990 mới phổ biến ở nhiều nước phát triển khác. Thậm chí ở Vương quốc Anh, một nước có nền dân chủ lâu đời, mãi đến năm 2000 luật mới được ban hành và năm năm sau mới chính thức có hiệu lực. Ở Việt Nam, một bộ luật tương tự dưới tên gọi Luật Tiếp cận thông tin cũng đang được soạn thảo theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Quyền lợi của cộng đồng là tối thượng
Tác giả: Hà Văn Thịnh
..KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này, không trên báo chính thống, với một nhận xét, mình xin phép trích đăng ở đây, để bạn đọc suy ngẫm: PGS. X. kể:
“Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm. Nên nhớ rằng chỉ ở Trung Quốc, những lợi ích mang màu sắc chính trị mới có thể khiến người ta thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được. Đông Chu Liệt Quốc còn chép lại câu chuyện: có một anh đầu bếp nấu cho chủ, một ông vua chư hầu. Có lần ông vua đùa than thở: Cao lương mỹ vị trên đời ăn hết rồi chỉ còn mỗi một thứ chưa ăn là… thịt người. Hôm sau, anh đầu bếp dâng cho chủ một món thật thơm, chế biến rất tinh xảo. Tay đầu bếp cứ nhìn xem chủ ăn, gặng hỏi chúa công ăn ngon không, thấy thế nào. Ông vua bảo: Thấy lạ, cũng ngon đấy.
Rồi hỏi món gì thì đầu bếp quỳ xuống lạy: “Tâu chúa công, thần đắc tội! Hôm qua chúa công nói còn món thịt người chưa ăn, nay thần cho chúa công ăn thịt người. Thần không dám giết người ngoài, chỉ giết con của thần để nấu”. Cái đó là gì vậy? Người Việt Nam có dám làm chuyện đó không? Tôi nghĩ chắc không mấy ai làm được vì nó quá trái với tự nhiên. Vậy thì một khi họ đã dám làm đến những việc như vậy thì ta phải đặt ra câu hỏi: có điều gì họ không dám làm không? Hỏi để nhận ra một điều: nếu chỉ so với lương tri của người bình thường, có khi ta không đo lường hết được họ.
|
Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng (dịch sang tiếng Việt là Tô Tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung Quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung Quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, của bình nguyên và cao nguyên. Người Trung Quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung Quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ “tính chiến đấu”, tinh thần “quật cường” của đồng bào họ”
———-
Những hành động càn rỡ, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) trong mấy tháng gần đây ở Biển Đông – xây dựng trái phép những công trình kiên cố quy mô lớn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã và đang đe dọa, thách thức nghiêm trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam! Rất cần phải cảnh báo rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy nhà cầm quyền TQ có ‘truyền thống’ dám làm tất cả những gì người khác không dám. Không ý thức rõ vấn đề này, cứ để cho người TQ làm cái sự đã rồi thì tất cả đều đã muộn… Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.