Ban Quản lý dự án đường sắt lý giải vì sao đường sắt đô thị uốn lượn

Tác giả: Châu Như Quỳnh

KD: Thú thực, không hiểu sao nhìn bức ảnh này mình lại nhớ tới chiếc cầu sập ở một huyện miền núi Tây Nguyên đã được ông chủ tịch huyện cãi, đó là cầu hình chữ V. Bó tay.com. Nay lại đến cầu cong cong uốn lượn, không biết nó là cầu chữ gì đây?  😦

Còn mình thì nghĩ, tốt nhất không nên đi gần cái cầu này. Thứ hai, không đi tàu hỏa có hành trình qua đoạn cầu “lãng mạn” này. Sợ lắm!  😀

—————

Dân trí “Để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng” – BQL dự án đường sắt trả lời bài báo “Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông uốn lượn mấp mô?” đăng trên Dân trí.

 >>      Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông uốn lượn mấp mô?

Sự uốn lượn mấp mô xuất hiện liên tục trên con đường Nguyễn Trãi thẳng rộng.

Hiện tượng uốn lượn mấp mô của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khiến người dân băn khoăn. (Ảnh: Hữu Nghị)

Ngày 25/6, báo Dân trí có đăng tải phóng sự ảnh “Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông uốn lượn mấp mô?”. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Ban Quản lý dự án đường sắt (Ban QLDA ĐS) đã gửi văn bản trả lời tới báo. Tiếp tục đọc

Nếu dân chưa đồng tình mà lên tiếng, có bị “quy chụp” là xuyên tạc?

Tác giả: Ngọc Quang

KD: Phải cảm ơn các ĐBQH đã đặt câu hỏi này. Không ít người trong XH đều có tâm trạng này, là sợ nhất bị “chụp” cho đủ thứ mũ. Cái mũ này cũng khiến không ít nhà văn, nhà báo sợ, không chỉ có dân đâu  😀

Bởi XH VN chưa quen sự tôn trọng sự khác biệt. Thấy trái ý là nghi ngờ và người có quyền thì luôn tự cho mình là chân lý, mà những sự khác biệt chỉ có thể là .. phản động. Trong khi thực chất, người có quyền cũng có thể sai, vì họ chỉ là đại diện cho Nhà nước, chứ họ không phải là chân lý.
Cái lý nó là ở đó  😀
——————-
Trưng cầu ý kiến nhân dân tức là người dân phải thảo luận, trao đổi. Vậy những ý kiến không đồng tình được nêu ra có bị coi là xuyên tạc không?

Chiều 23/6, Quốc hội đã thảo luận tại nghị trường về dự án Luật trưng cầu ý dân. Đại biểu Quốc hội nhận định, xây dựng luật là một bước tiến thể hiện sự trọng dân, tin dân, đồng thời cũng đặt ra nhiều lo lắng vì dự án luật bộc lộ nhiều sơ hở.

Ý kiến của dân có thực sự được tôn trọng?

Đáng chú ý Điều 12 quy định 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm: Tuyên truyền xuyên tạc làm sai lệch nội dung, ý nghĩa của vấn đề trưng cầu ý dân.

Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép làm trở ngại việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân của cử tri.

Tiếp tục đọc

Quốc hội Việt Nam có thể bị tấn công mạng từ Chính phủ một số quốc gia

Tác giả: Ngọc Quang

.KD: Gay nhể      😀

————

Cách đây ít phút, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) khiến nhiều người bàng hoàng khi cảnh báo, Quốc hội có thể bị tấn công.

Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật an toàn thông tin, Đại biểu Phạm Trọng Nhân đề cập tới thông tin bị đánh cắp ngoài ý muốn, mạng thông tin có thể bị tấn công do sử dụng các thiết bị thiếu an toàn, và việc phát tán thông tin phản động từ các máy chủ đặt ngoài Việt Nam.

Ông Nhân cảnh báo: “Chúng ta không thể làm ngơ trước cảnh báo của một số hãng bảo mật trên thế giới rằng Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia sử dụng internet, máy tính dễ bị lây nhiễm phần mềm độc hại cục bộ lớn nhất thế giới.

Tiếp tục đọc