Chiều phượng vĩ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

* Thưa quý bạn đọc Blog KD/KD!

Do công chuyện, chủ Blog sẽ không có mặt ở Hà Nội trong hai ngày t7, CN. Và vì vậy sẽ không có điều kiện cập nhật bài vở. Mong bạn đọc thứ lỗi, và hẹn sớm gặp lại  😀

Chúc quý bạn đọc sức khỏe, an lành và có những ngày nghỉ cuối tuần vui  😀

———-

                                                        Viết trước ngày xa Hà Nội…

KD- anh den trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày mưa rơi nỗi nhớ thật dịu dàng
Không da diết không cồn cào xa xót
Cứ lẩn quất cứ êm đềm dịu ngọt
Hương mưa loang xa trên những cánh đồng hoa

Cũng có lúc bỗng giận hờn riêng biệt
Lặng lẽ một mình lặng lẽ đêm thâu
Mưa rả rích cho nỗi buồn thấm đẫm
Trong giấc mơ nước mắt ngấn u sầu Tiếp tục đọc

Gà oằn mình cõng phí- và hàng nghìn tỷ đồng thất thu

Tác giả: Kỳ Duyên

Người dân đóng thuế, các loại phí là bổn phận và cũng là yêu nước. Nhưng ngược lại, người dân cũng đòi hỏi nhà nước thu phí, lệ phí thể nào để thể hiện rõ sự… yêu dân?

——————

Ai cũng biết ở bất cứ quốc gia nào, thuế là một nguồn thu quan trọng vào loại bậc nhất cho quốc gia đó. Ở VN cũng vậy. Người viết bài này đã từng rất chú ý một câu khẩu hiệu cỡ lớn đã nhiều năm đứng ở một ngã ba thành phố: Đóng thuế là yêu nước.

Bên cạnh thuế còn có phí, lệ phí. Nếu như thuế là một khoản nộp bắt buộc mà con người, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, trên cơ sở các văn bản pháp luật  Nhà nước ban hành, thì phí, lệ phí cũng được quy định rất rõ ở Pháp lệnh phí và lệ phí . Thế nhưng, vì sao phí, lệ phí trở thành một đề tài được các ĐBQH phát biểu sôi động, và bức xúc trong sáng 18/6 khi bàn về dự thảo Luật vấn đề này?

“Phí hoa hồng chữ ký là phí gì?”

Tiếp tục đọc

Sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giỡn?

Tác giả:
.
KD: Đăng bài viết này của nhà giáo Hà Văn Thịnh đọc được trên FB Đức Bảo Phạm, theo mình, cũng chỉ là một góc nhìn phản biện câu chuyện đường sắt Rồng lượn của ngành GTVT, với mục đích mong muốn được nghe các nhà chuyên môn lên tiếng phản biện độc lập với ý kiến của ngành chủ quản. Cũng là để lòng dân được yên ổn hơn, trong một XH đã quá nhiều điều gây bất an
————–
du an duong sat Cat Linh - Ha Dong
 Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, có lẽ, là công trình sẽ đi vào sách kỷ lục Việt Nam về sự… quái dị chưa từng có! Chỉ có 13km thôi mà đội vốn gần gấp đôi dự toán, đưa tổng vốn đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.

Thế nhưng, mức độ quái dị vẫn chưa dừng lại khi đường làm gần xong, người ta mới thấy rằng con đường được… khủng khiếp hóa bởi những đoạn nhấp nhô, mà theo sự giải thích của một quan chức là để … tối ưu hóa trong vận hành.

Từ cổ chí kim, chỉ có ở nước ta mới lập luận đường cong mềm mại có lợi hơn đường thẳng; bây giờ lại đến “phát minh” đạt tầm cỡ động trời là không nên dùng đường bằng mà phải tạo ra dốc để dễ leo lên để tiết kiệm… phanh và dễ lao xuống để tiết kiệm

Tiếp tục đọc