.KD:Thú thực, mỗi kỳ họp QH, nếu không có những phát ngôn ấn tượng, hẳn kỳ họp đó rất buồn tẻ. Vì vậy, mong mỗi ĐBQH hãy phát huy khả năng phát ngôn ấn tượng của mình để cử tri được vui vẻ bàn luận và … quên đi những bức xúc, hệt những người dân nghèo được xem pháo hoa để quên đi sự nghèo khổ- như phát ngôn ấn tượng của đ/c Phan Đắng Lòng 😀
Hãy tin, mỗi lần có phát ngôn ấn tượng của các ĐBQH, là nhà báo, và XH thích thú …. đón nhận 😀Chả thế, báo GDVN , tờ baó trẻ luôn nhanh tay đi đầu vụ này 😀———– Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin điểm lại những phát ngôn “chấn động” nghị trường của các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vừa qua.
“Bỏ tử hình tham nhũng, xã hội sẽ loạn, nhân dân sẽ không tha cho chúng ta”
Sáng 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Đại tá Đỗ Ngọc Niễn (Đại biểu đoàn Bình Thuận) – Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phản đối bỏ tử hình với tội tham nhũng, bởi làm như vậy là không công bằng với các tội tử hình khác, đồng thời sẽ tạo kẽ hở cho kẻ phạm tội tham nhũng lợi dụng, dùng tiền để đổi mạng.
KD: Trong một ngày đưa tin hai con người tử tế phải ra đi, là điều mà Blog KD/ KD không muốn. Nhưng sau tin cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ, lại tiếp đến là tin người nhạc sĩ tài năng Phan Huỳnh Điểu cũng trở về với cát bụi. Cân nhắc mãi, rồi mình lại phải đưa. Vì ông là một nhạc sĩ già có tâm hồn trẻ trung kỳ lạ. Cũng là nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ mà mình yêu thích, kính nể. Trong số những bài ông phổ nhạc, thì Thơ tình cuối mùa thu, và Ở hai đầu nỗi nhớ (ca sĩ Tân Nhàn thể hiện) là hai bài mình yêu thích nhất. Với những bản phối khí rất hay, cùng giọng hát khắc khoải của Tân Nhàn, mới nói được các cung bậc của con tim, của tình yêu
Nay xin đưa cả hai ca khúc ghi dấu tài năng, tên tuổi ông, như nén tâm nhang cho người nhạc sĩ già mà rất trẻ này. Hẳn ở nơi rất xa, rất xa đó, ông mỉm cười….
Và một bó hồng đỏ thắm cho người nhạc sĩ của những ca khúc tình yêu đẹp tuyệt
———
* Thưa Quý bạn đọc. Bài về nhạc sĩ Phan Hùynh Điểu qua đời vừa lên trang, lại nghe tin, cũng ngày hôm nay, nhạc sĩ Phan Nhân, tác giả của nhiều ca khúc, trong đó nổi tiếng nhất là Hà Nội- niềm tin và hy vọng- cũng lại vừa qua đời. Thật xót xa. Những giá trị Người cứ lần lượt bỏ ra đi, dù biết đó là quy luật đời sống.
Cầu chúc cho họ, những nhạc sĩ chân chính, tài năng của đất nước thanh thản sau một đời sáng tạo say mê như lẽ sống
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vừa qua đời ở tuổi 91 vào lúc 10h15′ sáng nay tại Bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM vì suy hô hấp do viêm phế quản phổi ở bệnh nhân có bệnh bạch cầu cấp.
MC Quỳnh Hương cho biết, khi biết tình hình sức khỏe của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu không tốt cô cùng các thí sinh và ê kíp thực hiện chương trình Tiếng hát mãi xanh đến nhà thăm ông vào ngày 25/6. Lúc đó, ông vẫn tỉnh táo và còn trò chuyện.
“Nhạc sĩ hóm hỉnh “khoe” ra đôi cánh tay còn điểm vài nốt xuất huyết cùng các vết truyền dịch nói: Thôi cho tôi nghỉ xả hơi một buổi, dưỡng sức để tôi vô đêm chung kết và đêm Gala hai tuần tới cho nó ngon lành cái coi!” – MC Quỳnh Hương cho biết.
.Thực ra, khó có thể “định hướng” cho gia đình đình phát triển lành mạnh nếu xã hội không phát triển lành mạnh. Mọi quan hệ xã hội đều phản chiếu trong quan hệ gia đình. Một người cha tham nhũng, lạm quyền, cơ hội liệu có thể dạy con mình sống trong sạch, trung thực, đàng hoàng? Nếu xã hội không thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì mọi “định hướng” cho gia đình hay cá nhân đều vô nghĩa.
.VHNA: Trong nhiều năm qua, hệ thống giá trị trong hôn nhân, gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới được nhiều người quan tâm như hôn nhân đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo dục sức khỏe sinh sản… Để tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi này và những quan niệm mới về hệ giá trị hôn nhân và gia đình, VHNA đã có buổi trao đổi với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về hôn nhân, gia đình, tình dục và sức khỏe sinh sản.
.
Ảnh bà Khuất Thu Hồng. Nguồn: Trên mạng
Phóng viên (PV):Trong nhiều năm qua, hệ giá trị trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Từ các gia đình ba bốn thế hệ cùng sinh sống tách ra thành gia đình hạt nhân là chủ yếu. Cùng với nó sự thay đổi vị thế của các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia đình. Bên cạnh các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì có thêm sự xuất hiện nhiều giá trị gia đình phương Tây. Là một chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bà nghĩ thế nào về vấn đề này?
.KD: Sở hữu toàn dân rất có lợi cho những người biến ao ruộng, miếng đất đáng giá thành bao nhiêu cây vàng. Cái lợi ấy chạy hết vào túi của những người đó, nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào, vì phần lớn sẽ nằm trong tay những người có quyền quyết định đối với những lô đất đó. Vì thuộc về toàn dân, thuộc quyền nhà nước nên xảy ra nhũng nhiễu, hạnh họe người ta. Nếu sở hữu rõ ràng thì phải thương lượng. Vì không rõ sở hữu nên nay anh thu hồi, mai anh chuyển đổi. Những người đó giàu lên rất dữ nhưng nó làm cho doanh nghiệp không dám đầu tư lớn. Thể chế sở hữu không chắc chắn thì không ai dám đầu tư (Ts Phạm Duy Nghĩa)
.Nhưng nghĩ ra được khái niệm “sở hữu toàn dân” cũng là một cái tài đó, thưa Ts Phạm Duy Nghĩa.
——————————
– Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã có bài thảo luận về quyền sở hữu tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25-6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi.
Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển? Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn….
.KD: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của cả nước. Vì vậy, ở đâu đó có thể gian dối, nhưng ở Quốc hội dứt khoát không thể gian dối (Ngọc Quang).
.Mặc dù Kỳ họp QH đã khép lại, nhưng có lẽ các ĐBQH cần đọc bài này. Là cơ quan quyền lực cao nhất (dưới sự lãnh đạo của Đảng), các ĐBQH có lẽ cần ý thức được vai trò trách nhiệm của mình với dân, với nước hơn nữa. Nếu không các vị “nợ dân” nhiều quá.
————–
Xin được bắt đầu bằng nội dung làm việc của Quốc hội vào sáng ngày 25/6. Trong buổi sáng này, số Đại biểu tham gia biểu quyết các điều luật cụ thể và dự án luật trồi sụt rất thất thường, mặc dù thời gian biểu quyết có những lúc chỉ cách nhau 1 phút đồng hồ.
Biểu quyết thông qua Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Đầu tiên,Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 41, có 456 Đại biểu tham gia. Trong đó, số Đại biểu tán thành là 455. Số Đại biểu không tán thành là 0. Số Đại biểu không biểu quyết là 1.
KD: Lão Tử có câu “Biết người là trí, biết mình là sáng”. Có lẽ ông là người có đủ trí, và đủ sáng!
—————-
Thế là tiếng nói oang oang, tiếng cười sảng khoái của anh Trần Quang Cơ đã tắt! Tôi trộm nghĩ mình không nhầm nếu nói rằng, toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều tiếc thương vô hạn vì trong tâm chí mọi người Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực, công tâm.
Ảnh ông Trần Quang Cơ
Từng xông pha trận mạc trong hàng ngũ Quân đội nhân dân, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: khi thì làm Phó Chủ nhiệm Khoa của Trường Đại học ngoại giao – ngoại thương, khi thì phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao là Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu; khi thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau làm Đại sứ ở Thái Lan.
KD: Đánh giá về ông, cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường nói: ” Ông Cơ là một nhà ngoại giao lão luyện, có tầm nhìn chiến lược”.
“Ông có chính kiến, độc lập, đặc biệt là không tán thành cách tiếp cận cơ hội với Trung Quốc như một số nhân vật cấp cao thời bấy giờ.” Sau khi từ chối chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1991 vì cho rằng không thể làm việc khi một số nhân vật cao cấp trong dàn lãnh đạo Việt Nam lúc đó quá ngả về phía Trung Quốc, cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Trần Quang Cơ cũng tự xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Theo ông Nguyễn Ngọc Trường, “có thể xem ông Cơ như một nhà nho hiện đại, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng nhưng có lẽ không biết biến…”
“Các phẩm chất ấy không phải ai cũng có. Đó là nhân cách lớn của Trần Quang Cơ.” (theo BBC)
Đúng là một quan chức có nhân cách lớn thật hiếm có giữa đời này. Mình đăng bài viết này, xin như một nén tâm nhang kính cẩn thắp cho ông. Và cũng thương cho đất nước mình, những người tốt cứ rời bỏ mà đi… 😦
Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89.
Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.Tiếp tục đọc →