Thành phố tụi mình đã rất khô khan

Tác giả: Tuấn Khanh

.KD: Không phải chỉ có “thành phố tụi mình- Sài Gòn” đã rất khô khan, mà ngay cả Thủ đô Hà Nội của “tụi tôi” cũng rất khô khan, thưa nhạc sĩ Tuấn Khanh. Một Thủ đô đang ngày càng nghèo về văn hóa, dù đâu đâu buổi tối cũng thấy nhạc xập xình, đèn xanh đèn đỏ vũ trường, nhà hàng sang trọng….Một Hà Nội hào nhoáng bởi đủ thứ thời thượng, nhưng lại vẫn thiếu một cái gì rất Hà Nội- sự tinh tế, văn hóa, văn minh mà bất cứ thủ đô nào trên thế giới cũng thường phải hội tụ

—————

splash_article3

Năm 2014, tôi gọi điện thoại cho nhạc sĩ Trần Văn Khê để xin hẹn gặp mặt phỏng vấn. Lúc đó, ông chỉ vừa về nhà sau một đợt nằm ở nhà thương khá dài. Khi nghe mục đích cuộc trò chuyện là để đưa lên báo, ông ngập ngừng một chút rồi hỏi lại “thật ra, công việc của bác là nghiên cứu, khô khan lắm, có gì để nói cho công chúng thích thú đâu?”. Câu nói có cả sự khiêm tốn, nhưng cũng có cả một nỗi niềm trong thời đại nhộn nhịp mê mãi mua vui hôm nay. Trong tíc tắc ấy, tôi chợt nhận cả một khung cảnh đồ sộ nền âm nhạc Việt Nam, trong một tình cảm buồn vui lẫn lộn.

Tiếp tục đọc

Hãy nghe Khổng Tử giải thích

Tác giả: St

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho câu chuyện này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

————–

Một thiếu phụ hỏi :
–  Nếu tôi ăn nằm với 3 người đàn ông , thì người cho rằng tôi không đàng hoàng , bê-bối , lung tung..

Nhưng nếu 1 người đàn ông ngủ với 10 người đàn bà thì …
>> mọi người cho rằng đúng là một đấng mày râu . Tiếp tục đọc

Tiến sỹ, giáo sư – nhiều mà vẫn thiếu!

Tác giả: Bùi Đức

.KD: Đội ngũ này mỏng so với số đầu học sinh, sinh viên đã đành, nhưng nó còn mỏng hơn khi so với yêu cầu chất lượng, và đặc biệt so với yêu cầu nghiên cứu khoa học, sáng tạo đóng góp vào thực tiễn phát triển KT- XH đất nước

————–

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

Tại sao bây giờ chúng ta có nhiều GS, PGS và TS như thế mà vẫn nói là thiếu? Nếu tính theo tỷ lệ GS/sinh viên mà đủ thì liệu chất lượng đào tạo có khá hơn không? Thật khó trả lời! Bởi từ vài chục năm nay, dư luận xã hội đã nghi ngờ ngay cả đội ngũ GS, PGS và TS.

Hồi tháng 2, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCD GSNN) đã tổ chức lễ công bố Quyết định và trao giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2014 cho 644 người. Hà Nội vẫn dẫn đầu số GS, PGS được phong (44 GS và 366 PGS), tiếp đó là TP HCM (8 GS, 97 PGS).

Như vậy, sau 38 năm thực hiện việc xét và trao danh hiệu GS, PGS của HĐCD GSNN (từ năm 1976 đến hết năm 2014), tổng số GS, PGS được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm 1.628 GS và 9.469 PGS, trong số đó nhiều người đã mất và về hưu.

Tiếp tục đọc

Khi A Phủ bị chuyển giới tính

Tác giả: Lê Thanh Phong
.
KD: “Nó đây- câu hỏi hài không thể hiểu nổi:
“Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà Thống lý Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”.
.
Như vậy, công lao đầu “chuyển giới” cho A Phủ thuộc về các nhà biên soạn, hội đồng biên tập và nghiệm thu SGK của ngành GD. Chứng tỏ quan niệm chuyển giới ở XH ta khá mở và rất sớm. Nhưng không phải thuộc ngành Y tế, mà thuộc ngành… GD  😀
————

“Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà Thống lý Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”.

A Phủ trở thành phụ nữ và đi làm dâu từ khi nào vậy? Biết chuyện này, dưới chín suối chắc nhà văn Tô Hoài đau khổ lắm, bởi vì nhân vật A Phủ kinh điển của ông đã bị hậu sinh mang đi chuyển giới tính.

Tiếp tục đọc

Chủ tịch nước: “Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà”

Tác giả: Công Quang

KD: Dân trí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành nhiều thời gian nói về việc đại biểu Quốc hội có hay không khoảng cách với cử tri. Chủ tịch nước khẳng định: “Mình cũng là dân chứ có gì đâu. Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà. Có gì đâu mà xa cách”. (Công Quang)

Nhưng phải sòng phẳng điều này, do cái ghế trong XH ta là gắn với đặc quyền- đặc lợi rất rõ, là phương tiện để kiếm bổng- lộc- lậu, nên rất ít vị quan chức muốn từ bỏ cái ghế- mục tiêu bất di bất dịch của đời họ. Và không phải vị quan chức nào cũng nghĩ “bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà” một cách thanh thản. Bởi tâm lý sĩ diện, háo danh của người Việt cũng cực nặng

Bởi ai bảo làm dân là sướng? Làm dân khổ lắm chứ  😀       Hàng trăm loại thuế, phí, lệ phí đến… oằn lưng  😀

———

 Sáng 29/6, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị số 1 gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1 để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt đoàn, đại biểu Trần Du Lịch đã báo cáo đến cử tri nội dung: Kỳ họp đã xem xét, thông qua nhiều đạo luật quan trọng. Các vấn đề về án tử hình, đặt tên con không quá dài, luật tố tụng hành chính, luật Bảo hiểm xã hội… đã được thảo luận, xem xét kỹ lưỡng. Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị“

Tác gỉa: Nguyễn Hoài ghi Theo infonet.vn

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, mọi người đều có quyền tham gia Facebook. Nhưng nếu dùng Facebook để bôi xấu, vi phạm quyền tự do của người khác, nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị…

"Dung Facebook de noi xau Dang, Nha nuoc can phai bi nghiem tri"

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, mọi người đều có quyền tham gia Facebook. Nhưng nếu dùng Facebook để bôi xấu, vi phạm quyền tự do của người khác, nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị…

Quan điểm này được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ với báo chí bên lề hành lang Quốc hội, sau phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn thông tin.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, khi xây dựng Luật An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bám sát chỉ đạo và Nghị quyết của Quốc hội, nhưng trong quá trình xây dựng thì thấy phát sinh thông tin hiện nay khá rộng: thông tin trên bản giấy, thông tin trên mạng… Chính vì phạm vi quá rộng nên khi thẩm tra Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các ĐBQH thấy rằng, nên thu hẹp lại an toàn thông tin trên mạng.

Tiếp tục đọc

Khí phách Trần Quang Cơ

Tác giả: Ts Đinh Hoàng Thắng (BBC Tiếng Việt).

Từ những năm ấy, ông đã xác quyết các ý đồ và âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là âm mưu cướp biển đảo.

Và Trần Quang Cơ đã bảo vệ đến tận cuối cuộc đời mình tất cả những kế sách mà ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc.

 Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ buổi giao ban năm ấy… Với sắc mặt thất thần, ông Trần Quang Cơ gần như gào to giữa phòng họp: “Mọi người biết không, người ta sắp cắt thủ cấp Nguyễn Cơ Thạch để dâng cho nước ngoài rồi”.

Đoán “triều đình” có biến, lũ chúng tôi (những đứa lần đầu được dự giao ban), chẳng ai bảo ai, im thin thít. Tôi cố gắng tập trung vào “Bản tin A” (*) nhưng đầu óc thì nghĩ mông lung.

Không tham quyền cố vị

Trước tháng 12/1986, đại sứ Trần Quang Cơ được Bộ triệu tập về họp. Khi trở sang nhiệm sở (Bangkok), ông kể lại với một cán bộ tâm phúc về quyết định của “anh Thạch” dự kiến điều ông về nước làm thứ trưởng ngoại giao và giới thiệu ông vào Ban Chấp hành TƯ Đảng.

Tiếp tục đọc