Tham nhũng tại Vinashin: Nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines có 40 biệt thự, căn hộ, đất

Tác giả: Minh Quang- Cầm Văn Kình
.
KD: Khủng khiếp về một con sâu to bự. Không biết cấp trên của con sâu này thì ăn ra sao nhỉ. Quả thật, khó tưởng tượng sức tiêu thụ của loài sâu lại… vĩ đại đến thế  😀
————-
Quá trình truy bắt Đạt tưởng chừng đi vào ngõ cụt nhưng lại xuất hiện thông tin từ quần chúng về khối lượng tài sản bất minh ước tính hàng trăm tỉ đứng tên người thân gia đình Giang Kim Đạt.
Giang Kim Đạt - Ảnh: Công an cung cấp
Giang Kim Đạt – Ảnh: Công an cung cấp
Giang Kim Đạt - Ảnh: Công an cung cấp
Giang Kim Đạt – Ảnh: Công an cung cấp

Ngày 14-7, Tổng cục An ninh (TCAN), Bộ Công an, đã thông báo kết quả điều tra ban đầu hành vi phạm tội của Giang Kim Đạt và đồng phạm trong vụ án tham nhũng tại Vinashin, tham ô 18,6 triệu USD của Nhà nước.

Tiếp tục đọc

Google xóa tên gọi TQ với bãi cạn Scarborough

Tác giả: Thái An (theo Rappler, Ibtimes)

.Trang Google Maps hôm nay đã chính thức xóa bỏ tên gọi TQ, sử dụng tên quốc tế để chỉ bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Biển Đông trong chuyến thăm VN của Phó Thủ tướng TQ

Cư dân mạng Philippines trước đó đã ra kiến nghị yêu cầu bộ phận phụ trách bản đồ của tập đoàn Google xóa tên gọi TQ với bãi cạn hiện hai nước đang tranh chấp.
TQ, chủ quyền, Biển Đông, Philippines, Scarborough
Người Philippines biểu tình phản đối TQ yêu sách chủ quyền thái quá ở Biển Đông. Ảnh: AP

Theo bản kiến nghị, các đòi hỏi lãnh thổ rộng lớn của TQ dựa theo bản đồ 9 đoạn là bất hợp pháp và đang gây căng thẳng giữa các nước.

Tiếp tục đọc

Nỗi oan Khổng tử!?

Tác giả:  Khải Nguyên

.KD: Một tư tưởng, một học thuyết, cho dù có minh triết đến mấy vẫn chứa đựng sự hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử khách quan. Nhưng tư tưởng đó, học thuyết đó nếu bị “cuồng tín’ đến mức độ bất di bất dịch là  duy nhất đúng, thì đến lúc nào đó, sự ‘cuồng tín” cũng phải bị trả giá.

.Đó là nỗi đau của con người, là cái giá phải trả cho sự ấu trĩ, coi thường quy luật phát triển của thực tiễn.

Chưa kể, người ta lợi dụng điều đó để thực hiện các ‘thuyết âm mưu”

Có lẽ vì thế, mà Ngài Khổng Tử cũng chịu chung nỗi oan lịch sử này chăng, khi tham vọng của không ít kẻ có mộng bá quyền

————

Nỗi oan Khổng tử!?

 Chẳng phải là nỗi oan Thị Mầu càng không phải nỗi oan Thị Kính. Đây là nỗi oan khó gọi tên, khó giãi bày, có khi ẩn sau ánh hào quang.

Bình sinh Khổng tử trải qua ba việc lớn: đi thuyết khách, làm chính khách và dạy học. Hai việc đầu liên quan mật thiết với nhau. Ngài du thuyết các vua chư hầu cố vực dậy cái ngai “con trời” đã ọp ẹp của nhà Chu. Họ ít nghe ngài. Thảng hoặc có người toan nghe nhưng khi thấy chẳng thuận với quyền và lợi của họ thì họ quay lưng lại.

Tiếp tục đọc

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?

Tác giả: Trúc Quỳnh
.
KD: Đọc bài này mới thấy VN phải trả “học phí” nhiều thứ quá  😦
————
Đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ thường xuyên lâm vào thế bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)… Năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết “bồi thường” 3,25 tỷ USD cho Việt Nam.
.
Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP
.
Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP

Ông Phan Doãn Nam, thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thời kỳ Việt Nam và Mỹ đang đàm phán Hiệp định Paris, kể lại những câu chuyện liên quan quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có vấn đề bồi thường chiến tranh và MIA.

Nhà máy thép không thành

“Quá khứ không dễ quên, nhất là khi bị in hằn bởi những vết sẹo do chiến tranh để lại nhưng với tư duy luôn hướng về phía trước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang nỗ lực rất nhiều để vượt lên trên quá khứ và định hình quan hệ tương lai”. (Phó TT-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh)

        Ông Nam kể, năm 1973, phía Việt Nam muốn nhận tiền bồi thường chiến tranh để xây dựng nhà máy thép 3 triệu tấn; phía Mỹ đồng ý thương lượng về vấn đề này, nhưng không gọi là bồi thường chiến tranh, mà là khoản đóng góp vào quá trình tái thiết Việt Nam. Phía Việt Nam lúc đầu đưa ra con số 5 tỷ USD, sau thương lượng thì rút xuống 3,25 tỷ USD.

Tiếp tục đọc

Mạng xã hội Việt Nam ‘đại bại’ vì quá tham lam?

Tác giả: Huyền Anh- Cẩm Tú (nguồn Năng lượng mới)

KD: Còn mình thêm buồn khi nhận ra một điều, cứ nhắc vấn đề gì có liên quan đến hai chữ Việt Nam nước mình, là y như rằng, hết thua, đến chậm phát triển, đến nhất thế giới (từ dưới lên)  😦

————

Những khó khăn dù đã được đề cập nhiều lần nhưng suốt thời gian dài vẫn không được tháo gỡ, để rồi kết quả giờ đây ai cũng biết: Facebook đã thắng thế hoàn toàn.
 

 Mạng xã hội của Việt Nam thua ngay trên “sân nhà”Buổi đầu thành lập, nhiều chủ các trang mạng xã hội Việt đã hùng hồn tuyên bố sẽ vượt mặt facebook để trở thành trang mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế thì các trang mạng này đang “lấm lưng trắng bụng” ngay trên chính sân nhà.  

20 triệu người Việt dùng Facebook mỗi ngày

Theo bản khảo sát thống kê của Facebook tại thị trường Việt Nam cho thấy có tới 20 triệu người dùng Facebook mỗi ngày. Trong đó, 17 triệu người dùng hoạt động Facebook bằng điện thoại di động. Độ tuổi sử dụng Facebook tại Việt Nam chủ yếu từ 18 – 34 tuổi. Thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày của người Việt gấp 2 lần thời gian để xem ti vi.

Tiếp tục đọc

Một tia sáng loé lên

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn

KD: Trong mọi sự thay đổi quan hệ giữa hai đối thủ, cựu thù, con đường chuyển dần sang thành bạn bè không gì dễ được chấp nhận nhất là hợp tác GD. Có thể nói, có “ngoại giao bóng bàn”, thì cũng có “ngoại giao nhân đạo- tìm kiếm hài cốt Mỹ”, “ngoại giao GD”  😀

———–

Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/249911/tong-bi-thu-du-ra-mat-du-an-dai-hoc-fulbright.html

Thời gian qua, tin đồn râm ran là sẽ có một đại học Mĩ ra đời ở VN, và có gốc từ Chương trình Fulbright. Bây giờ, qua chuyến đi của bác tổng Trọng thì chúng ta biết rằng Fulbright University Vietnam (hay FUV) sẽ thành sự thật (1). Có thể xem đó là một tia sáng lé loi trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Sự ra đời chính thức của FUV cũng có thể xem là một chỉ dấu cho sự thay đổi tầm nhìn về Mĩ (?)

Trong 20 năm qua, trong khi các nước khác, đặc biệt là Úc và Pháp, mở trường đại học ở VN, thì Mĩ dường như chỉ … đứng nhìn. Úc có lẽ là nước đến giúp VN sớm nhất trong giáo dục. Qua những nỗ lực cá nhân phía Úc và VN, trường RMIT đã được hình thành ở Sài Gòn, và nay có một cơ sở khang trang, thậm chí còn khang trang hơn cả RMIT bên Úc. Nhưng RMIT là trường loại II bên Úc, chứ không thuộc hạng “elite”. Các trường lớn và danh tiếng thuộc nhóm G8 của Úc chưa dám thiết lập chi nhánh ở VN. Kế đến là những đại học theo kiểu liên kết như Việt – Đức, Việt – Pháp ra đời.

Tiếp tục đọc

Vài bệnh mãn tính của trí thức Việt

 Tác giả: Nguyễn Quang Dy

 KD: Không ngờ đây lại là bài viết “chẩn bệnh” trí thức Việt rất xác đáng, rất nên đọc. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 😀

————

Ngày nay, các bác sỹ thường khuyên chúng ta phải kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu không muốn bị đột tử (vì tim mạch) hay mắc các bệnh nan y (như ung thư). Trong “thế giới phẳng”, Tom Friedman cũng khuyên các doanh nghiệp phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nếu muốn tồn tại và phát triển. Không biết giới trí thức Việt có kiểm tra sức khỏe và khám bệnh thường xuyên không, và có thừa nhận bệnh tật của mình không?

Có lẽ việc này cần hơn là “định nghĩa lại trí thức”. Tại sao phải định nghĩa lại? Chẳng lẽ lâu nay chúng ta không biết trí thức là gì, là ai, và làm gì. Đã qua rồi cái thời ông Mao điên rồ và xảo quyệt nói bậy: “trí thức không giá trị bằng cục phân”, hay cái thời mấy ông Việt Minh ngây ngô và cuồng tín, bắt chước ông Mao: “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Họ không hiểu vùi dập trí thức là đồng nghĩa với tự sát quốc gia. Tiếp tục đọc