KD: Hôm nay đưa thêm mấy bức ảnh những ngày nghỉ bên bến sông Hiền Lương (Đà Băc- Hòa Bình)- nơi nuôi cá tầm của chàng Nguyễn Trọng Cử. Những ngày nghỉ thật tuyệt vời, thú vị.
Kẻ lãng mạn, mộng mơ 😀
Sông nước Hiền Lương hữu tình Tiếp tục đọc
KD: Hôm nay đưa thêm mấy bức ảnh những ngày nghỉ bên bến sông Hiền Lương (Đà Băc- Hòa Bình)- nơi nuôi cá tầm của chàng Nguyễn Trọng Cử. Những ngày nghỉ thật tuyệt vời, thú vị.
Kẻ lãng mạn, mộng mơ 😀
Sông nước Hiền Lương hữu tình Tiếp tục đọc
Tác giả: D. Anh
.KD: Chỉ có thể nói một chữ NHỤC!
.Bé thì ăn cắp vặt, lớn thì ăn cắp xuyên quốc gia và tham nhũng. Không hiểu nước Việt này có lỗi lầm gì mà để bọn người Việt tham lam bôi nhọ, làm tổn thương cả nhân cách thế này! 😦
* Thưa quý bạn đoc! Cũng do công việc bài vở quá bận rộn, nên ngày mai, t5, chủ Blog xin không cập nhật vở. T6 bài vở sẽ được cập nhất bình thường. Mong bạn đọc cảm thông và chia sẻ. Hẹn gặp lại 😀
——————————-
Hai thành viên trẻ trong đoàn khách du lịch Việt Nam vừa bị bắt tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton, trị giá khoảng 300 euro/chiếc.
Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/251857/du-khach-viet-an-cap-hang-hieu-o-thuy-si.html
Trên trang cá nhân, một hướng dẫn viên chia sẻ câu chuyện hai khách người Việt bị cảnh sát bắt giữ tại Thụy Sĩ do ăn cắp đồ trong một cửa hàng thời trang.Theo hướng dẫn viên này, cuộc hành trình đưa đoàn khách 29 người Việt tới du lịch ở Pháp và Thụy Sĩ đã kết thúc tốt đẹp nếu không xảy ra vụ việc đáng tiếc. Hai thành viên trẻ trong đoàn bị bắt tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton với trị giá khoảng 300 euro/chiếc.
.World Bank vừa công bố con số nợ công của Việt Nam hiện là 110 tỉ USD vượt xa con số mà Bộ Tài chính từng đưa ra.
Ngân hàng Thế giới (WB) – nhà tài trợ đa phương lớn nhất vừa công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ.
Theo đó tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
![]() |
Theo số liệu của WB, mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 1.200 USD nợ công |
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% – xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó. Tiếp tục đọc
Tác giả: Theo Giadinh.net.vn
.KD: ” Chạy” là môn thể thao được ưa chuộng nhất hiện nay trong XH nước Việt. Anh chạy, tôi chạy, nó chay, chúng ta chạy, chúng tôi chạy, chúng nó chạy 😀
Hết chuyện quan chức chạy, nay lại đến chuyện các văn nghệ sĩ chạy. Sao khổ thế cái nhân cách con người?
Tệ hại nhất là cái cơ chế Xin- cho hiện nay. Người tài giỏi, nhất là giới văn nghệ sĩ, lẽ ra phải được nhà nước tôn vinh, chứ tại sao lại bắt người ta làm đơn xin xỏ. Rồi cũng bởi không tin vào sự công bằng, liêm chính của quyền lực, mà văn nghệ sĩ cũng phải đóng chính cái vai “hề chạy”- mà biết đâu trên sân khấu, trên màn ảnh là những cái vai để người đời cười khinh, chế giễu?
Tội nghiệp và cũng đáng thương!
———-
“Chuyện “chạy” huy chương, “chạy” danh hiệu là có thật. Và đã đến lúc cần phải đưa những câu chuyện như thế này ra ánh sáng, trả lại giá trị thực chất cho danh hiệu”, một nghệ sĩ tiết lộ.
Lâu nay, chuyện “chạy” huy chương trong các hội diễn để đủ tiêu chuẩn lên NSƯT, cao hơn là danh hiệu NSND luôn được truyền miệng trong giới sân khấu, biết vậy nhưng để bụng vậy.
Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện trong lúc này là thích hợp, đúng lúc.
GDVN: Tiếp theo bài “Ts Trần Công Trục: Tại sao Trung Quốc phải dự phòng thua kiện Philippines?” báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phân tích thứ hai của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về thái độ ứng xử của Việt Nam trước vụ kiện đường lưỡi bò. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ảnh: Tuấn Nam/GDVN. |
Ngày 11/12 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tại Hà Nội rằng: “Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
KD: Ở Việt Nam, sức khoẻ của các lãnh đạo vẫn còn úp úp mở mở. Chính tình trạng mù mờ này là môi trường tuyệt vời cho những đồn thổi mà chúng ta thấy qua trường hợp của ông PQT mấy ngày qua. Tính ra thì truyền thông y tế của VN đi sau Mĩ cả 35 năm (Nguyễn Văn Tuấn).
Thật ra, điều đó nó cũng tương đồng với thiết chế quản lý lâu nay tù mù, thiếu minh bạch Nếu hiểu chính trị VN, một nền chính trị rất khó đoán định, sẽ thấy điều này chẳng có gì là khó hiểu! 😀
–————-
Gs Nguyễn Văn Tuấn
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của ông Phùng Quang Thanh, có một câu trả lời của Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương rằng “Ngày giờ xuất viện cụ thể và nơi ở hiện nay của ông Thanh thì tôi không nắm rõ”. Kể ra cũng ngạc nhiên, vì đáng lẽ quan “ngự y” phải biết tình trạng sức khoẻ của sếp ra sao chứ. Có lẽ vì một lí do tế nhị nào đó, nên ngay cả quan ngự y cũng đành phải ấm ớ. Nhân dịp này tôi nhớ lại những dòng lịch sử của mối tương tác giữa truyền thông và khoa học …
Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên và nhà nghiên cứu/ thành viên nhóm đối thoại giáo dục Phạm Hiệp.
>>Kì 1:Các sếp giáo dục cũng “lên bờ xuống ruộng”
>>Kì 2: Giáo dục thụ động sẽ biến con người thành nô bộc
Nhà báo Thu Hà: Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết dường như giáo dục đích thực vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận?
Ông Nguyễn Minh Thuyết: Quan niệm thế nào là giáo dục đích thực cũng là một câu chuyện phải bàn dài dài.
Tôi nghĩ, đặt vấn đề thế này thì có thể dễ bàn hơn: Liệu giáo dục có đáp ứng được kỳ vọng của người dân, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước không?
Bạn phải đăng nhập để bình luận.