Ảnh mình bị bắt quả tang đang… tít mắt với hai người bạn

*KD: Thưa Quý bạn đọc! Do bận công việc bài vở, thứ 05 hàng tuần, chủ Blog xin không cập nhật bài vở. Tình trạng này sẽ kéo dài một vài tháng nữa. Khi hoàn cảnh cho phép, chủ Blog sẽ cập nhật đều đều. Mong thông cảm và thứ lỗi  😀

Thứ 06 vẫn cập nhật bài vở bình thường.

Chúc Quý bạn đọc sức khỏe và niềm vui!  😀

Kim Dung 64

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo tàng to, nhưng trong ruột có gì?

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Cần gì biết bên trong có gì Chỉ cần Dự án được ký duyệt!. Không dự án, ” cạp đất mà ăn à?  😀

Cô người mẫu chân dài Ngọc Trinh luôn bị chế là não ngắn, nhưng hóa ra, nàng đã để lại cho đời một câu ranh ngôn cũng… nổi tiếng không kém nàng 😀

———–

Phải bỏ ra 11.277 tỉ đồng để xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong lúc này có nên hay không, đó là câu hỏi mà tất cả công dân Việt Nam có quyền hỏi và phải được trả lời một cách công khai, sòng phẳng, thuyết phục.

Bảo tàng Hà Nội- kiến trúc quái dị

Khi đề xuất thực hiện bất cứ dự án nào, người ta cũng đưa ra những lý do rất chính đáng, có khi như một đòi hỏi cần thiết đến mức không thể không làm. Đối với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, người ta cho rằng công trình có ý nghĩa về chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội nhằm lưu giữ và phát huy giá trị di sản lịch sử – văn hóa, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, cung cấp kiến thức về lịch sử, di sản văn hóa.

Lẽ tất nhiên bảo tàng thì phải có ý nghĩa văn hóa – xã hội.

Lẽ tất nhiên bảo tàng lịch sử thì có ý nghĩa chính trị, tư tưởng.

Lẽ tất nhiên bảo tàng phải là nơi cung cấp kiến thức, hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học.

Tiếp tục đọc

Nghề luật sư ở Việt Nam

Tác giả: Theo FB Binh Nguyen Thanh

.KD: Đây là một bài viết rất hay. Người ngành luật và dân học luật nên đọc bài này. Một bài viết rất căn bản để hiểu về nền tư pháp VN theo định hướng XHCN. Đọc bài này sẽ hiểu vì sao, một quyền của nghi can là quyền im lặng cũng bị chính những người trong ngành tư pháp nước Việt phản đối. Bởi tư duy của họ đã nhuộm quá lâu trong nền tư pháp định hướng XHCN.

Đến bao giờ mô hình tòa thẩm vấn được thay thế bằng mô hình tòa tranh tụng, hẳn khi đó, vai trò, vị thế luật sư mới đặt đúng chỗ.
—————-

PHẦN I: ĐẶC THÙ MÔ HÌNH TÒA THẨM VẤN

Để hiểu biết nghề luật sư đòi hỏi người ta phải có đủ kiến thức, khách quan và trải nghiệm.
Nếu với những mục tiêu trên thì ở Việt Nam ta, người hiểu biết nghề luật sư là rất hiếm bởi những lẽ sau đây:

1. Về kiến thức, tuyệt đại đa số các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ pháp lý… của nước ta đều được đào tạo ở Nga, Liên Xô cũ, Trung Quốc, và một số các nước XHCN trước đây. Và ai cũng thừa biết rằng những nước này thì làm gì có nghề luật sư. Có chăng cũng chỉ như một con tem nhòe, nhàu nát được dán ở đít con voi.

Tiếp tục đọc

Thói trộm cắp và sự thô vụng ứng xử của vài người Việt khi ra nước ngoài

Tác giả: Thùy Linh

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt về thói trộm cắp vặt, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ.

Theo con số thống kê của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật, số vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có hơn 400 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ ăn cắp liên quan tới người nước ngoài tại Nhật…
 
Cứ vài tháng, dư luận lại rộ lên thông tin người Việt ở nước ngoài trộm đồ. Vừa qua, 2 thành viên trẻ trong đoàn khách du lịch đến Thụy Sĩ ăn cắp 3 kính mát hàng hiệu trị giá khoảng 300 euro/chiếc. 

Tiếp tục đọc

Lexus và nợ công

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn

KD: Có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Chiếc Lexus không làm nên …. nhân cách?  😀

————–

Ở những nước giàu có, những thương hiệu như Lexus hay Mercedes là biểu tượng của sự xa xỉ và sang trọng. Đọc báo sáng nay thấy ngài PQT đến dự hội nghị bằng chiếc Mercedes đen bóng loáng, và trước đó là chiếc Lexus 4-Wheel màu đen đón ngài tận cửa máy bay, làm tôi nhớ đến một “tâm tư” về một nghịch lí ở Việt Nam: các quan chức (và đại gia) đua nhau chơi xe mắc tiền, trong khi đất nước vẫn còn nghèo và nợ nần rất cao.

Một đồng nghiệp người Úc làm chung với tôi mới đi du lịch Việt Nam về, và chị ấy cứ ngạc nhiên về những chiếc xe rất đắt tiền ở Việt Nam. Chị ấy đi đâu cũng nói rằng Việt Nam có rất nhiều xe loại luxury (xa xỉ) dù đường xá còn chật hẹp và xe gắn máy chạy đầy đường. Tiếp tục đọc

Cứu chuộc phẩm giá

Tác giả: Tuấn Khanh

Khác với ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch QH – Thượng Tướng, vẫn hùng hồn kêu gọi người Việt hãy nhẫn nhịn và giao “trách nhiệm đòi Hoàng Sa và Trường Sa cho thế hệ con cháu mai sau”, những ngư dân ít chữ và không chức phận ấy vẫn im lặng ra khơi, như một lời thề xác định phẩm giá của tổ quốc ngay tại làn nước xanh dưới con tàu của mình, bất chấp mọi đe dọa. Những ngư dân ấy, thậm chí đã cứu chuộc linh hồn cho cả những quan chức luôn hô to nhưng không bao giờ dám đặt bàn chân vào mép biển.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẳn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.

Tiếp tục đọc