Sự đáng sợ của nước Mỹ

Tác giả: Đại tướng Lưu Á Châu

(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa.

Ảnh: Tướng Lưu Á Châu. Nguồn: Hồn Việt

Luu A ChauHai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.

Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Tiếp tục đọc

Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh

Tác giả:  Theo Phong Uyên (chuyển ngữ và giới thiệu)

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Blog KD/KD cũng đã từng đăng hai kỳ của Tạp chí Xưa và nay, phỏng vấn Cựu Hoàng Bảo Đại. Nay sắp đến ngày 2/9, một ngày Lịch sử của đất nước, xin đăng bài về hồi ký của một nhân vật lịch sử, để bạn đọc chia sẻ

———-

Một buổi họp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ngồi cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa, dãy phải)

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2015/05/09/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi-ky-i/

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/05/09/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi-ky-ii/

Sau 25 năm im hơi lặng tiếng, đầu năm 1980, cựu hoàng Bảo Đại cho xuất bản cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp Le Dragon d’Annam (Rồng Nam), kể lại cuộc đời mình từ khi sinh ra ở Huế cho đến năm 1956, khi bị ông Diệm truất phế. Phần đặc sắc nhất trong cuốn sách là phần kể lại thời gian ông Bảo Đại được ông Hồ phong làm cố vấn tối cao, sống ở Hà Nội sau khi thoái vị cho đến khi theo một phái đoàn của ông Hồ qua Tàu rồi đi Hồng Kông. Những sự kiện liên quan đến ông Hồ được ông Bảo Đại kể lại…

Cuộc Cách Mạng Việt Minh

“…. Phụ tá tổng trưởng bộ Thanh niên (Phan Anh, trong chính phủ Trần Trọng Kim) Tạ Quang Bửu, là người cho tôi biết có một nhóm kháng chiến được thành lập ở miền thượng du, vùng Cao Bằng có tên là “Liên đoàn Việt Minh”. Linh hồn nhóm này là Võ Nguyên Giáp, được Tạ Quang Bửu nói đến với đầy nhiệt tình. Sau những cuộc hành quân du kích chống Nhật, “Việt Minh” bắt liên lạc được với đồng minh Trung Hoa và Mỹ đồng thời với cả Pháp và ngay cả với Khâm sai của tôi ở Bắc bộ là Phan Kế Toại. Nhưng tôi cũng không liên lạc được với Phan Kế Toại nên không có sự khẳng định cùa ông ấy (tr 113) Tiếp tục đọc

Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân”

.
KD: Người Việt khốn khổ chúng ta “chính trị hóa” quá nặng, ý thức hệ quá nặng, nên ngay cả trí thức cũng từng “a dua” về cách hiểu chủ nghĩa cá nhân. Đã từng có thời, từ chủ nghĩa cá nhân (đạo đức học) người ta sợ cái chữ cá nhân (góc độ bản sắc văn hóa như sợ hủi, để từ đó tẩy chay tất cả, kể cả bản ngã cá nhân- tính khác biệt, riêng biệt, cá tính con người), xóa nhòa cá nhân, dẫn đến phủ nhận cả sáng tạo, chỉ có chủ nghĩa tập thể, tư tưởng làm chủ tập thể.
.
Nhưng nếu không có những cá tính (bản sắc, bản ngã cá nhân riêng biệt), và sự tôn trọng cá tính thì làm gì có một XH sáng tạo và tôn trọng sự sáng tạo.
.
Còn giờ, nhan nhản thói xấu ích kỷ cá nhân, chủ nghĩa cá nhân đích thực (thực chất là chủ nghĩa vị kỷ) thì lại chẳng đủ sức tiêu diệt: tham nhũng có phải nét xấu cá nhân không? lợi ích nhóm có phải là một tập hợp những chủ nghĩa cá nhân không?
Khó phát triển là vậy! Vừa giáo điều, vừa thủ cựu xơ cứng, vừa xa lạ với những giá trị văn minh của nhân loại, mà vẫn … ảo tưởng mới khốn khổ!
————-

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân văn hoá, đăng ở Viet-studies, sau đó được Chungta.com đăng lại (26-10-2009) đã phải phân trần về hai cách hiểu “chủ nghĩa cá nhân”:

  1. Ý niệm “chủ nghĩa cá nhân” lưu hành trong đời sống và ngôn ngữ hàng ngày thuộc “đạo đức học”, nghĩa của nó khá rõ và đơn giản: đó là thói ích kỷ, trong mọi hoàn cảnh đặt lợi ích của mình lên trên hết, không cho ai động đến “một sợi lông chân của mình”, có thể gọi tên nó là chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”.Trong khẩu hiệu “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Hồ Chủ tịch nói đến chủ nghĩa cá nhân này. Trong mọi xã hội, mọi thời đại chủ nghĩa cá nhân này đều bị lên án.
  2. Còn cái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).

Cách hiểu đầu có lẽ xuất hiện sớm nhất từ thập kỷ 30, còn trước đó trí thức nước ta hiểu chủ nghĩa cá nhân theo cách thứ hai. Bài dưới đây thử so sánh hai cách hiểu đó

Một chủ nghĩa xấu chưa từng có

Tiếp tục đọc

Đất nước muốn phát triển, con người phải được tự do

Tác giả: Bùi Tiến Đạt (Giảng viên Khoa Luật-ĐHQGHN, NCS Đại học Macquarie, Australia)

KD: Hoàn toàn đúng. Nhưng cũng với mệnh nề này, thì nếu đất nước “không chịu phát triển”, theo nhận xét của các chuyên gia WB, hoặc “khó phát triển, theo nhận xét của Tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược- Bộ CA), thì tự do con người ra sao?  😀

———

Để đất nước phát triển, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.

Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945…Ngay trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, cụ thể ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện rõ tư tưởng bảo đảm quyền tự do của nhân dân trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã trích dẫn những “lời bất hủ” (nguyên văn chữ dùng của Bác) trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“.

Tiếp tục đọc

Sao ta không nhận ra

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

———–

KD MLSA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Sao ta không nhận ra mùa thu đang đến

Nắng cứ chói trang trời, phượng cứ đỏ hồng tươi
Đêm mưa rơi ràn rạt cõi người
Mông lung thức “ở hai đầu nỗi nhớ”(*)

Sao ta không nhận ra mùa thu đang thở
Đập phập phồng trong hương gió lao xao
Lá vàng thơm trải thảm nơi nào
Để ta đợi với mong chờ thấp thỏm Tiếp tục đọc

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

Tác giả: Kỳ Duyên

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn- kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa..

Đo bằng tầm tư duy thời đại

70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.

Nhưng 70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Và đang trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại. So với nhiều nước trên thế giới có hàng mấy trăm năm buôn có bạnbán có phường, dày dạn kinh nghiệm, thì một đất nước nền hòa bình non trẻ, kinh tế thị trường còn non trẻ hơn, chỉ có vũ khí thô sơ dám đánh thắng những đế quốc, và đang mày mò làm ăn, qủa thực, đó là sự đáng trân trọng.

Nhưng không ai có thể sống mãi bằng quá khứ.

Tiếp tục đọc

Con xin tạ ơn Cha Mẹ đã nuôi dạy con nên người

KD: Hôm nay, ngày Rằm Tháng 07- Lễ Vu Lan. Chỉ muốn xin được đăng hai bức ảnh của Cha- và Mẹ mình với lời tự tâm: Con xin tạ ơn Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con nên người.

Thương nhớ. Xót xa!  😦

Bo Pham Van ChuẢnh: Cha bế mình hồi còn nhỏ.

Cha mình chỉ là một công chức thời Pháp, nhưng rất liêm chính, mẫn cán. Dường như những người công chức ngày xưa thời HN cũ đều như vậy. Sống rất tự trọng, đàng hoàng, có nhân cách. Trong gia đình, mình vẫn được Cha yêu nhất, đi đâu Cha cũng cho đi theo. Dù Cha cũng luôn phải lo lắng về mình- sức khỏe yếu ớt, tính tình lại rất bướng bỉnh và ngang ngạnh. Nhưng nay, hẳn ở nơi xa lắm, Cha và Mẹ mình có thể mỉm cười mãn nguyện: Con đã sống như một con người chính trực, Cha – Mẹ ạ.

Me Do Thi LienMẹ mình đây. Mẹ là con nhà giàu. Ông ngoại mình là dân Tây học- một ông Thông phán thời Pháp. Bà Ngoại là gái HN gốc, buôn hàng tấm (lụa) ở Hàng Dầu (nay là phố bán giầy dép). Vì Ông ngoại mình dân Tây học nên mẹ mình được đi học hết tiểu học. Mẹ ảnh hưởng chất văn hóa Pháp, ăn mặc điệu đàng, mê sân khấu, phim ảnh. Tiếp tục đọc

Vì sao ở Nhật không có ăn xin?

Tác giả: Theo NTDTV  (Tinh Vệ biên dịch)

KD:  Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Nước Nhật, dân tộc Nhật, người Nhật vẫn là một trong những đất nước và con người mà mình kính nể, ngưỡng mộ nhất về khí phách, văn hóa, nhân phẩm.

Mình nhớ một chuyện nhỏ này. Khi sang Mỹ, phải quá cảnh ở sân bay Narita (Nhật Bản), vừa mới xuống sân bay rộng mênh mông mà vắng ngắt, cả đoàn VN còn đang ngơ ngác cắm cúi xem vé, tìm cửa, một bác nhân viên già, rất lễ độ ra hỏi, xem chăm chú, rồi ông dẫn cả đoàn đến cái bảng chỉ dẫn rất tận tình. Chỉ thế thôi nhưng cả đoàn công tác của mình đã ấn tượng mãi.

Và cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng rất nhẹ nhàng, luôn cẩn trọng, gương mặt họ nhẹ nhàng, dịu dàng mà không lạnh lùng.

Dường như càng Lớn, con người ta càng khiêm nhường. Và càng bé, con người ta càng… Chém gió, thậm chí trịch thượng   😀

————

Trên đường về nhà tôi trông thấy một người già đi chiếc xe đạp, phía sau xe thồ cái túi vỏ lon. Tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác trong tuần theo quy định, cụ già hiển nhiên là ra tay trước công ty thu gom rác, cụ thu nhặt những vỏ lon bị những nhà hàng quán bar bỏ đi. Tiếp tục đọc

“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi”

Tác giả: Nguyên Thảo
.
“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi. Nhưng ra nước ngoài thì hầu hết là im hơi lặng tiếng, chứ mấy ai thể hiện được”, TS. Võ Trí Thành phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, ngày 27/8.

          😀

Những quan điểm thú vị về năng lực hội nhập của Việt Nam, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015…

“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi”

Đọc thêm:

Chuyên gia Trần Đình Thiên (người đứng) tham gia thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, diễn ra ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.

“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi. Nhưng ra nước ngoài thì hầu hết là im hơi lặng tiếng, chứ mấy ai thể hiện được”, TS. Võ Trí Thành phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, ngày 27/8. Tiếp tục đọc

TS. Lê Đăng Doanh: “Nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại”

Tác giả: Vũ Minh (BizLive)

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng, từ thực tế nền kinh tế nửa đầu năm 2015 cho thấy, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Trong cuộc trao đổi ngắn với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hơn bao giờ hết Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.

Ông có đánh giá gì về những chỉ số kinh tế 7 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là con số tăng trưởng GDP?

Tốc độ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao nhất kể từ năm 2009 đến nay là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục.

Tiếp tục đọc