Vì sao có thư của ông Võ Văn Kiệt?

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đón Thượng nghị sỹ Mỹ Tom Harkin thăm Hà Nội 3/07/1995

Ông kiến nghị Đảng phải thay đổi gần như tất cả, để trở thành một đảng khác, ngõ hầu có thể đưa đất nước lên con đường của phát triển.

Vậy, bức thư 09-08-1995 nói gì và đất nước chúng ta hôm nay đang đối mặt với những vấn đề gì?

Dưới đây xin nêu lên vài suy nghĩ. Tiếp tục đọc

Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.KD: Việc báo chính thống của nhà nước đăng bài về ông Nguyễn Hữu Đang là một điều đáng chú ý, đáng mừng. Bởi xét cho cùng, Nguyễn Hữu Đang là người yêu Cách mạng và ngây thơ lạ lùng. Ông đến với CM bằng con tim nhiệt thành và trong sáng, lương thiện dâng hiến, cho dù cuối cùng, sự cay đắng …. đáp trả số phận ông.

Dường như những người trí thức thật sự bao giờ cũng ngây thơ, trong sáng. Và khi ngộ ra, ông nhận lấy nỗi đau cô đơn, cô độc với sự bình thản đầy hiểu biết.

Blog KD/ KD cũng đã từng đăng một bài viết về ông. Hẳn những ngày này, ở nơi xa lắm anh hồn ông nhẹ nhõm…

Một đóa hoa huệ ngát hương cho ông, người Cách mạng ngây thơ

Xin đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/08/15/ong-dang/

——

 Nguyễn Hữu Đang là một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm

Lần đầu tiên, một tờ báo ở Hà Nội đăng tư liệu nhiều kỳ về ông Nguyễn Hữu Đang, được xem là trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.

Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang – Bi thương và cay đắng’.

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.

Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt: Tiếp tục đọc

“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!”

Tác giả: Hải Châu
.
KD: Đó là lời nói nửa đùa nửa thật, không hoàn toàn là nói đùa. Đau vì tiếc thay đó là sự thật!  😦
———-
Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.
.
Không cạnh tranh được trong ASEAN thì nói gì đến cạnh tranh với Mỹ, EU

Tiếp tục bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng (Infonet đã đưa tin), chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu rõ, nhìn vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta với các đối tác chiếm tỉ lệ rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa.

Hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tham dự hội nghị kết nối do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8 (Ảnh: HC)

Tiếp tục đọc

Bác Hồ và ‘dự án’ đúc tượng dang dở 46 năm trước

Tác giả: Nghĩa Nhân

.KD: Thú thực, chả cứ ngày xưa, mà bây giờ, nói là học tập đạo đức chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, mà giờ thấy con cháu Bác toàn… làm ngược. Chả hóa ra là học… ngược?

———-

Báo Hà Nội mới ra ngày chủ nhật 11/1/1969, đưa tin và đăng ảnh HTX cơ khí Trúc Sơn, Ngũ Xá, Ba Đình, đúc thành công tượng đồng Bác Hồ nặng 70 kg. Đọc báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được tin này và không hài lòng.

“Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử” được NXB Chính trị quốc gia phát hành lần đầu tiên, tập 1, năm 1992, vào dịp 102 năm ngày sinh của Người.

Công trình lịch sử này được kết cấu theo đơn vị thời gian (năm, tháng, ngày, có khi đến từng giờ), với những ghi chép kiểu có gì ghi nấy, kèm theo chú thích nhằm làm rõ hơn sự kiện.

Bác Hồ, Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, Đại tướng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu

Bác Hồ, Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, Đại tướng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu

Quyển tập 10, xuất bản năm 1996, ghi chép lại khoảng 1.000 sự kiện, hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trong những năm tháng cuối cùng, từ ngày 1/1/1967 đến ngày Bác ra đi, 2/9/1969. Tại trang 287-288, ghi chép hoạt động của Bác đầu năm 1969, có đoạn như sau:

Tiếp tục đọc

Tiếng Việt dễ thương

Tác giả: ST

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này thú vị, dễ thương. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

—————

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ Tiếp tục đọc

Văn hoá “Tượng đài”

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường gửi mình bài viết này. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Bài viết chủ Blog KD/ KD có biên tập một đoạn ngắn để phù hợp tinh thần Blog

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường  😀

—————

  • Ngay sau khi bài viết này lên giao diện, mới đây, Blog KD/ KD nhận được email của một bạn đọc, phản biện bài viết của Ts Tô Văn Trường. Tôn trọng tinh thần khách quan, và trách nhiệm XH, Blog KD/ KD xin đăng email này:
Nếu các địa phương đều “xã hội hóa” việc xây dựng tượng đài thì đó là đại họa cho người dân địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh nghèo.
.
Nên lưu ý rằng việc “vận động người dân đóng” nhiều khi không khác gì bắt buộc, vì người dân không đóng không xong với chính quyền địa phương, nhất là sau khi đã thông qua “nghị quyết về… tự nguyện đóng góp”. Việc báo chí đã phanh phui về các loại quỹ ở Hà Tĩnh trong thời gian vừa rồi chỉ là một ví dụ điển hình. Ở nhiều tỉnh khác cũng có chuyện tương tự. Hài hước nhất là bắt nông dân nghèo đóng “quỹ khuyến nông”! Các loại quỹ phi lý như vậy mà còn phải đóng, thì mấy ai dám không đóng quỹ xây dựng tượng đài? Nếu không đóng rất có thể còn bị quy kết về tư tưởng, ý thức chính trị…
.
Văn hóa “Tượng đài” mới du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp. Các cụ mình ngày xưa thường xây đền, miếu để thờ những người có công với làng, với nước. Đây là văn hóa cổ truyền gắn liền với với tín ngưỡng của tổ tiên và tôn giáo (Thánh giáo, rất phổ biến ở ta) có từ nghìn đời.

Hiện đang có khoảng 132 công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh quy mô lớn và nhỏ trên khắp cả nước (Ảnh: Baogiaothong)

Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc đã góp phần quan trọng giành độc lập cho đất nước từ tay người Pháp. Cụ là một người giản dị, khiêm nhường, cái giản dị khiêm nhường của một người thấm nhuần sâu sắc văn hóa và đạo lý Đông Tây. Bởi thế, dân chúng Việt Nam kính trọng Cụ và đương nhiên cũng muốn có những bức tượng Cụ để chiêm ngưỡng và tôn vinh. Tuy nhiên, việc dựng tượng Cụ Hồ cũng có nhiều điều phải bàn. Không biết Bộ Chính trị và Ban bí thư chỉ đạo thế nào nhưng xem ra việc dựng tượng Cụ Hồ đang bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau. Tiếp tục đọc

Thư Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị 20 năm trước

Tác giả: Võ Văn Kiệt

KD: Rất thú vị, khi TVN đăng nguyên văn lá thư lịch sử của TT Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị 20 năm trước. Nay, người viết thư đã trở thành người thiên cổ. Không hiểu những điều trong lá thư đó được người đương thời tiếp nhận với những suy nghĩ, hành động ra sao. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và cũng để làm tư liệu 😀

————

“Hơn bao giờ hết, nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất cách mạng của Đảng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chúng ta là hai nhân tố quyết định nhất để nắm lấy thời cơ đang đến với đất nước.”

Tuần VN : Tròn 20 năm trước, ngày 9/8/1995, trước Đại hội Đảng lần thứ VIII, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gửi một bức tâm huyết cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm, tư tưởng, khuyến nghị và cảnh báo về một số vấn đề có tầm chiến lược đối với đất nước vào thời điểm lịch sử đó.

Giờ đây, 20 năm trôi qua, đất nước đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt khó khăn trước mắt, bao gồm cả những chướng ngại trên con đường đi lên. Vì vậy những đề xuất của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.

Việc đọc lại, tìm hiểu, rút ra những đánh giá và đề xuất chính yếu từ bức thư của vị lãnh đạo nổi tiếng thời “Đổi mới” Võ Văn Kiệt là rất cần thiết. Quan trọng và thiết thực hơn nữa là chúng ta đọc để đối chiếu những mặt khó khăn tồn tại lớn làm chậm bước đi lên của đất nước bây giờ so với những tiên liệu và đề xuất 20 năm trước đây của ông.

Tiếp nối mạch bài Nhìn lại 30 năm đổi mới, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả toàn văn bức thư.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đổi mới, kinh tế thị trường, Doanh nghiệp nhà nước, đảng viên, ASEAN, Việt – Mỹ
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo của “Đổi mới”

Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 1995

Kính gửi BỘ CHÍNH TRỊ

Sau đợt thảo luận tháng 6 vừa qua trong Bộ Chính trị xây dựng các văn kiện chuẩn bị Đại hội VIII, đồng chí Tổng bí thư đã kết luận còn một số vấn đề và quan điểm lớn cần tổ chức nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa. Tôi tán thành kết luận này và xin trình bày một số ý kiến về 4 vấn đề.

Tiếp tục đọc