Day: Tháng Tám 12, 2015
Tỉnh nghèo xây 10 sân golf để đột phá (?!)

Tổ hợp của những sân golf đẳng cấp nhất thế giới
Ông có thể cho biết về quy mô dự án tổ hợp 10 sân golf mà Quảng Bình đang muốn đầu tư?
Đây mới chỉ là ý tưởng, mong muốn của tỉnh Quảng Bình và nhà đầu tư. Việc dự án có khả thi hay không, trước hết, phải bổ sung quy hoạch, trên cơ sở đề xuất của địa phương, các bộ ngành thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.
Tượng đài, đền chùa và vận mệnh quốc gia
Tác giả: Trần Văn Thọ (Tokyo)
.KD: Một bài viết nhẹ nhàng, chỉ là câu chuyện lịch của nước Nhật thế kỷ xa xưa, nhưng rất sâu sắc. Cho thấy sự lãng phí nguồn tài lực dẫn đến làm suy yếu quốc gia ra sao. Câu chuyện nước Nhật liệu có khiến cho các quan chức có trách nhiệm ở nước Việt suy nghĩ không, nhất là đất nước đang đứng trước những thách thức khôn lường về chủ quyền, lãnh thổ, Biển Đông và biên giới Tây Nam?
.Trong khi dân còn nghèo, tỉnh thì “vác rá” xin TƯ trợ cấp, nợ công tăng, ngân khố quốc gia cạn kiệt. Có Đạo lý sống ở đời nào cho phép con người ta phung phí bất cẩn đến như thế không?
—————
Xây dựng tượng đài, chùa chiền, cung điện làm cạn kiệt nguồn lực đáng lẽ phải dành cho củng cố lực lượng phòng vệ, khoan thư sức dân và đầu tư cho nguồn nhân lực.
Ở Nhật Bản, Thời đại Chiến quốc kéo dài từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17. Các lãnh chúa tranh nhau mở rộng phạm vi thống trị và liên miên chiến tranh để thôn tính nhau. Cuối cùng Tokugawa Ieyasu (1542-1616) lấy được thiên hạ, mở đầu thời đại Edo hơn 250 năm (1615-1868). Giai đoạn cuối của thời chiến quốc này là sự đối đầu gữa chính quyền Toyotomi đóng ở thành Osaka và thế lực Ieyasu ở Edo (Tokyo ngày nay).
Một trong những chiến lược, mưu kế của Ieyasu là xúi giục chính quyền Toyotomi xây dựng nhiều chùa chiền, đền đài để cho ngân quỹ bị kiệt quệ, không còn nguồn lực cho tăng cường năng lực quân sự và cải thiện an sinh cho dân chúng trong thành. Cuối cùng chính quyền này suy yếu và bị Ieyasu tiêu diệt năm 1615.
Hội ngộ thương yêu
KD: Đó là cuộc hội ngộ do Doanh nhân Nguyễn Trọng Cử tổ chức tại Nhà hàng cá tầm, cá hồi của chàng tại 44 Nguyễn Thị Định- HN, để đón nhạc phụ, nhạc mẫu, cụ bà thân sinh ra chàng, và Anke- vợ chàng, cùng 04 đứa con ở Đức vừa tới VN. Dĩ nhiên trong cuộc hội ngộ đó không thể vắng mặt bạn bè thân thiết, những người “con chí cắn đôi” với chàng từ thuở sinh viên, hay mới quen biết nhưng như đã gắn bó bởi sự quý trọng lẫn nhau.
Xin đưa một số bức ảnh để bạn đọc chia sẻ 😀
Phút đầu gặp gỡ với Nhạc mẫu, nhạc phụ, và Anke- người vợ xinh đẹp của Nguyễn Trọng Cử
Ảnh mình chụp với “Mạ Cử”- và chàng Nguyễn Trọng Cử. Mạ Cử rất vui tính, tình cảm- như mọi người mẹ miền Trung vất vả, chân thật. Mạ cứ bảo mình gửi ảnh cho Mạ. Thương thế!
Gia đình thương yêu: Mạ Cử, Anke- vợ Cử, Nhạc phụ- ông Sven, Nhạc mẫu- bà Roswitha, và 04 người con, hai trai hai gái của Nguyễn Trọng Cử. Các con của Cử đều nói tiếng Việt rất thạo
Hà Tĩnh: Lội rừng vượt suối… tìm dân qua cầu treo 3,5 tỷ
Tác giả: Văn Đức
KD: Không hiểu nổi cái sự quan liêu hay trục lợi? Cây cầu đầu tư 3,5 tỷ đồng để rồi chỉ có hai hộ dân đi, một trong hai hộ là nhà ông Chủ tịch xã. Toàn nước chảy chỗ trũng thế này…
———
Để đi qua cầu treo dân sinh Khe Tây tại xóm 6, xã Sơn Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh), người dân phải đi đường rừng hơn 1km, vượt qua 2 cái khe. Vì thế, dù đã đưa vào sử dụng 2 tháng nay nhưng chẳng mấy ai qua cầu.
Vào tháng 6/2015, cầu treo Khe Tây (khoảng 3,5 tỷ đồng) tại xóm 6, xã Sơn Thọ huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh được hoàn thành. Cây cầu nằm trong Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên của Bộ GTVT.
![]() Trong số hơn 20 hộ dân được “hưởng lợi” từ việc xây dựng cầu treo, nhiều người bất ngờ và không biết chuyện xây cầu để phục vụ họ! |
Được biết, cầu Khe Tây là để phục vụ 26 hộ dân trước mắt và theo quy hoạch là 42 hộ dân thuộc xóm 6 xã Sơn Thọ lưu thông qua các xóm 1, 2, 3, 4 và đi sang các huyện lân cận.
“Thượng công bộc” và chuyện nói dối, vu vạ
.KD: Liệu đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng trong công tác cán bộ, dù rằng đã chậm 20 năm kể từ ngày Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi tâm thư? (Xuân Dương)
.Nhưng cần hỏi lại Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã. Bởi theo tính toán của Bộ này, chỉ có 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ thôi. Còn lại là hoàn thành và hoàn thành xuất sắc. Có cần phải “cách mạng” không nếu có đội ngũ công bộc tuyệt vời như thế? 😀
Kể từ ngày Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư cho Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (9/8/1995) đến nay vừa tròn 20 năm.
Về công tác cán bộ, Ông viết: “Trên con đường đi lên đầy gian khổ và thử thách của đất nước, phải chăng cái khó khăn nhất hiện nay là tình trạng trình độ, phẩm chất cán bộ đảng viên chưa theo kịp sự phát triển của đất nước?…
Tiếp tục công tác đào tạo và bố trí cán bộ như hiện nay còn tăng thêm nguy cơ cục bộ, địa phương chủ nghĩa và cát cứ, tăng thêm tính cơ hội, dựa dẫm hoặc nguy cơ bè phái trong Đảng”.
Đấu tranh cho công lý, gặp án oan phải bán nhà đền thì cán bộ xin nghỉ hết?
“Người ta đấu tranh cho công lý, bây giờ gặp phải án oan, phải bán hết nhà cửa bồi thường thiệt hại, thì có mà họ xin nghỉ việc hết à?”, ông Vũ Xuân Trường nói.
Án oan chủ yếu do lỗi khách quan?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 5/6/2015 cho biết, trong kỳ giám sát 3 năm (10/2011-9/2014), các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can, trong đó có 71 vụ án oan, chiếm 0,02%.
Trong số các vụ án oan, cơ quan điều tra đình chỉ 31 bị can do không phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện phạm tội.
Viện Kiểm sát các cấp đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội; 19 trường hợp được tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng, không ít các vụ án oan sai xuất phát từ nhận thức pháp luật của người thực hiện thi công vụ còn hạn chế.
“Hầu hết các vụ án oan đã xảy ra hàng chục năm trở về
![]() Ông Nguyễn Thanh Chấn được đền bù 7,2 tỷ đồng |
trước. Thời điểm đó, luật pháp và trình độ người thực thi pháp luật có thể còn hạn chế… Do vậy nhận thức làm thế nào để chống oan sai còn ở mức độ nhất định.
Báo Việt Nam rút bài về Nguyễn Hữu Đang
Tác giả: BBC Tiếng Việt
KD: Chuyện gỡ bóc bài báo là “chuyện thường ngày ở …tòa soạn báo”.
Hôm nay đăng mai đã lại gỡ rồi/ Thì sẽ hiểu thế nào là nghề báo 😀
————
Một tờ báo ở Hà Nội vừa gỡ bỏ tư liệu vừa đăng tải về ông Nguyễn Hữu Đang, trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang – Bi thương và cay đắng’.
Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, báo này đã gỡ bài. BBC chưa liên lạc được với tổng biên tập báo để làm rõ nguyên nhân.
Giới thạo tin ở Hà Nội cho hay ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh, có thể bị kỷ luật vì đăng bài tư liệu này.
Hôm 6/8, ông Phong nói với BBC sở dĩ ban biên tập quyết định đăng bài về ông Nguyễn Hữu Đang vì tin rằng ông Đang “là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông”. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.