Tác giả: Kỳ Duyên
.KD: Đây là bài viết cho mục Ấn tượng trong tuần, đăng vào sáng thứ 07 hàng tuần. Bài đã được ký duyệt nhưng đến phút cuối cùng lại bị bóc gỡ, vì lý do “nhạy cảm”. Cho dù ai cũng công nhận bài viết hoàn toàn đúng.
Mỗi tuần, với mình, mỗi bài viết là “con tằm rút ruột”, mệt bơ phờ, bạc mặt vì ngòi bút.
Thề với Trời Đất, từ thuở bao cấp, đói nghèo kinh khủng, mình chưa bao giờ viết báo với mục đích kiếm tiền. Mình yêu nghề báo như một sự tự nguyện máu thịt. Cả đời này, mình không thèm quỵ lụy bất cứ kẻ quyền lực nào, bất cứ đồng tiền nào nếu không phải được làm ra bằng đôi bàn tay lao động và tư cách tử tế. Để có thể nhìn đời bằng cái nhìn thẳng và ngẩng cao đầu mà sống.
Nhưng nghề báo nước Việt này, sao mà cay đắng!
Hi…hi… hai chữ “tự do” 😀
————
Từ câu chuyện “cầu quan” đến xây các tượng đài, tưởng là “vì dân” nhưng ở một góc độ khác, thực ra, là sự vô trách nhiệm với giang sơn, xã tắc, vào lúc vận mệnh quốc gia nhiều thách thức!
Cái cây cầu treo có tên Khe Tây, vừa được khánh thành, nằm ở xóm 06, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) có lẽ bỗng ngơ ngác không hiểu sao mình trở thành nổi tiếng và “quý tộc” vậy? Bởi nhiều người dân ở vùng miền núi rừng heo hút này gọi đó là “cầu quan”
Từ cầu dân thành “cầu quan”

Gọi là “cầu quan” bởi khởi đầu, đó là “cầu dân”, nằm trong Đề án xây dựng 186 chiếc cầu treo dân sinh ở 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên của Bộ Giao thông Vận tải.
Ý nghĩa nhân sinh nằm ngay trong cái tên gọi- cầu treo dân sinh. Vậy mà khi về với xã Sơn Thọ, nó biến thành “cầu quan”. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.