Tác giả: Theo FB Đỗ Thiên Đồng
.KD: Số đông mà vẫn một mình/ Ai người chia sẻ tấm tình của ai! 😀
Lời trẻ thì có thể ngô nghê và không êm tai, nhưng lời trẻ trong ngôi nhà là sự thật, chúng ta cũng nên lặng nghe mà suy nghĩ như một người có học. Khi những người già chỉ còn biết nói dối, sợ hãi và xu nịnh, thì dân tộc Việt chỉ còn mong được nghe thêm lời của trẻ trong ngôi nhà của mình (Tuấn Khanh)
———-
Câu nói xưa của ông bà để lại, nghe mà đáng giá. Lời trẻ con thật thà, có thể nói lên được những điều mà người lớn đã quên hoặc né tránh.
Chuyện cậu bé lớp 8 ở Hà Nội bình luận về hiện trạng giáo dục Việt nam đang trở thành sự kiện gây tranh cãi ở nhiều nơi là một ví dụ. Giờ đây, bất luận các ý kiến phản đối hay ủng hộ cách thể hiện của cậu bé này, thì vấn đề xuống cấp của giáo dục Việt Nam được đặt ra rất rõ ràng, quả thật đang nhức nhối trong tim của hàng triệu phụ huynh.
Tác giả: Tô Văn Trường
.KD: Ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng vậy, những người nhìn ra trước, đi trước thời đại mình, dân tộc mình, phải chịu hy sinh. Ông Kim Ngọc, cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ) là một con người như vậy.
Nhưng nhân dân không bao giờ quên ơn ông. Người đã dấn thân và chấp nhận sự mất mát của riêng mình. Để lúa nở hoa. Và đời sống người nông dân đổi thay hơn trước.
———–
Ngày nay trong dân gian và trong cả các văn kiện chính thức ít ai đưa ra câu hỏi “đã có bao nhiêu người đã hy sinh thầm lặng để có Nghị quyết Đại hội VI (1986) về Đổi mới mà ngày nay chúng ta đang thụ hưởng thành quả của công cuộc Đổi mới đó?”
Ông Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ) Kim Ngọc đúng là “cái Kim bằng Ngọc” sinh ra để vá những mảnh áo rách cho đời trong những ngày mùa đông giá rét của một thời bao cấp. “Cái Kim bằng Ngọc” nhỏ bé nhưng dám châm thẳng vào cái “huyệt” của cơ chế bảo thủ, cảnh tỉnh và thức tỉnh tư duy xơ cứng dài mấy thập kỷ. Kim Ngọc còn quý hơn cả ngọc! Từ hiện tượng Kim Ngọc chúng ta có thể rút ra bài học về ” khoán 10″ trong đời sống chính trị – xã hội hôm nay.
![]() |
Ông Kim Ngọc. Ảnh tư liệu |
Thức tỉnh tư duy xơ cứng
Tác giả: Chung Hoàng
KD: Dự thảo Nội quy kỳ họp sửa đổi có quy định thủ tục tuyên thệ của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH và Chánh án Tòa án NDTC thay cho phát biểu nhậm chức (Chung Hoàng)
Điều quan trọng hơn là những hành động sau đó. Từ đây người dân sẽ quan sát, theo dõi tất cả những lời tuyên thệ của các chính khách VN có trở thành “lời nói đi đôi với việc làm” không? 😀
————
QH nghỉ sớm không phải do đại biểu ‘lười’
QH không thảo luận, nghỉ sớm
Dự thảo quy định ĐBQH có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp; góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của QH.
Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, ĐB gửi văn bản đến Tổng thư ký QH, nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt để báo cáo Chủ tịch QH.
![]() |
Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu |
Tác giả: Vũ Điệp
.KD: Không thay được Tổng thầu TQ, vậy Bộ GTVT có …”thay” được tính mạng người dân khi đi trên những con đường sắt trên cao này không, nếu chẳng may xảy ra sự cố? Các vị nói câu “Tổng thầu TQ phải chịu trách nhiệm” ráo hoảnh vậy?
.Thế các vị không phải chịu trách nhiệm trước dân, trước đất nước này sao? Một khi nhìn thấy trách nhiệm của chính mình “nhẹ như lông hồng”, sẽ thấy những hiện tượng như Dự án đường sắt trên cao không có gì khó hiểu
———–
“Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ được cho là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ GTVT không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn” – ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) thẳng thắn cho biết.
Chệch hướng hợp đồng EPC
Ông Triệu Khắc Dũng cho biết, sở dĩ, dự án thi công chậm tiến độ trong suốt một thời gian dài là do vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hình thức chìa khóa trao tay) bị “chệch hướng” đã dẫn đến hàng loạt các hạng mục thiết kế kỹ thuật, thi công… được làm theo kiểu chắp vá.
Theo ông Dũng, đến thời điểm này, so với hợp đồng vẫn chậm tiến độ 19 tháng. Cụ thể, tính đến đầu tháng 8/2015, tiến độ dự án mới đạt 58%, khả năng dự án phải kéo dài đến hết năm 2016.
![]() |
Dự kiến đến tháng 6/2016 dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông mới hoàn thành. |
Bạn phải đăng nhập để bình luận.