Sự can dự của Hoa Kỳ vào TPP và lưu ý đối với Việt Nam

Tác giả: http://www.trungtamwto.vn/wto.

Trong số các nước tham gia TPP tính đến thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ là nước lớn nhất và do đó cũng là nước có ảnh hưởng nhất tới tiến trình, phạm vi cũng như kết quả đàm phán. Vì vậy việc tìm hiểu mục tiêu, tham vọng cũng như những vấn đề nội bộ liên quan của Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tương lai của TPP.

Ngoài ra, đối với Việt Nam mặc dù TPP tương lai sẽ là Hiệp định thương mại tự do chung giữa Việt Nam và ít nhất là 8 nước khác, Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính và cần lưu ý nhất trong đàm phán bởi hai lý do:

– So với các nước khác, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu);

– Việt Nam đã có sẵn thỏa thuận thương mại tự do với Australia, New Zealand (trong AANZFTA) và Brunei, Singapore, Malaysia (trong AFTA), đang đàm phán với Peru và sẽ ký FTA với Chile, do đó nếu TPP có đi tới đích thì hiện trạng thương mại giữa Việt Nam với các nước này cũng không thay đổi đáng kể. Tiếp tục đọc

Xuống trại giam ăn cơm xem có thiu không thì giám sát mới… trúng

Tác giả: P. Thảo

 Dân trí Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương đề nghị đi giám sát cần thực tế vì nếu chỉ đọc báo cáo thì mọi thứ đều hay. Giám sát oan sai phải xuống trại giam, ăn thử cơm xem có thiu không thì mới ra được vấn đề…

Chiều 24/8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, thảo luận về thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.

Nói về cách thức tiến hành giám sát, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt vấn đề, sửa luật giám sát lần này phải khắc phục được tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Dự thảo luật vẫn giữ quá nhiều từ “xem xét” dù ông Hùng đã nhiều lần góp ý. Như thế thì việc “cưỡi ngựa” vẫn tiếp diễn.

“Chẳng hạn, giám sát tối cao của Quốc hội có 7 việc thì 6 việc là xem xét, trong khi dự thảo không đề cập xem xét thực tiễn mà chỉ xem xét báo cáo. Trong khi đúng ra, giám sát là phải xem xét, kiểm tra rồi mới đánh giá, nghe báo cáo rồi kết luận thì đánh giá sẽ chủ quan. Kết luận giám sát nếu không chính xác thì có khi còn hợp thức hóa cho sai phạm” – đại biểu Hùng nhận xét.

Tiếp tục đọc

Nhìn nhận những than phiền của người dân và sự nỗ lực của ngành giáo dục

Tác giả: Xuân Dương

 Đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới tư duy, sai lầm của Giáo dục trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, kéo theo tụt hậu của cả đất nước.

Khép lại đợt 1 đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường Đại học, Cao đẳng là việc nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về những bất cập đối với công tác tuyển sinh.

Bài viết này không nhằm vào những sự việc đã được truyền thông và các nhà giáo dục mổ xẻ mà muốn bàn đến một vài khía cạnh khác. Cần nhìn nhận một cách công bằng những than phiền của người dân và những nỗ lực của ngành Giáo dục.  

Người viết đồng ý với ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, rằng cách thức xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm nay mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh lựa chọn hơn các năm trước.
Tiếp tục đọc

Không chỉ lãnh đạo TP.HCM ‘lười’ tiếp dân

Tác giả: Phong Vũ (tổng hợp)
.
KD: Trên thì lười tiếp dân. Dưới thì khi đến các cơ quan công quyền, thì dân bị “hành là chính”. Kiểu này cứ đến dịp lễ tết, lại thấy ý kiến của anh Phan Đắng Lòng hay: Nên đốt pháo hoa để dân quên nghèo khổ, quên… thân phận là dân   😀
———–
lanh dao luoi tiep dan

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân trong một lần tiếp dân.

Không chỉ lãnh đạo TP.HCM  “lười” tiếp dân, Thanh tra Chính phủ liên tiếp phát hiện những hiện trạng như vậy ở một số địa phương như Long An, Thừa Thiên – Huế…

Như Báo điện tử Một Thế Giới đưa tin về kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra rằng tại TP.HCM còn một số kết luận thanh tra xử lý chậm hoặc chưa được xử lý nghiêm túc theo thẩm quyền. Cụ thể:

Chủ tịch UBND TP.HCM và đa số chủ tịch các quận huyện tiếp dân chưa thường xuyên. Chủ tịch thành phố và các Phó chủ tịch chỉ tiếp 15/42 ngày theo quy định, đạt có 35%; kiểm tra 11 quận huyện: lãnh đạo UBND quận Tân Bình chỉ tiếp có 48/72 ngày, đạt 67%, trong đó Chủ tịch quận tiếp 2 ngày, đạt 3%; lãnh đạo UBND quận 7 chỉ tiếp 25/72 ngày, đạt 35%; trong đó Chủ tịch quận tiếp 4 ngày, đạt 6%; lãnh đạo UBND quận Tân Phú chỉ tiếp 30/72 ngày, đạt 42%; trong đó Chủ tịch quận tiếp 5 ngày, đạt 7%… Đó là sự vi phạm quy định về tiếp dân đối với người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp.

Tiếp tục đọc

Trí thức & Phát triển: Ám ảnh quá khứ và hy vọng tương lai

Tác giả: Nguyễn Quang Dy (theo Viet-studies)

KD: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” (Dalai Lama.
.
Một bài viết hay, rất nên đọc
————

Cách đây hơn một thế kỷ, các bậc tiền nhân (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) đã khởi xướng phong trào Đông Du để học tập người Nhật, nhằm khai trí và canh tân, định dựa vào Nhật để kháng Pháp giành độc lập. Nhưng tại sao phong trào này không thành công? Tại sao người Nhật làm được mà người Việt không làm được? Đến tận bây giờ (hơn một thế kỷ sau) người Việt vẫn loay hoay “định nghĩa lại trí thức”, vẫn loay hoay với một đất nước “không chịu phát triển”.  Tôi trộm nghĩ dân trí và canh tân (hay trí thức và phát triển) là những cặp phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau và tỉ lệ thuận với nhau. Thiếu cái này thì không thể có cái kia. Cái này yếu thì cái kia cũng kém. Hãy thử lý giải vài nguyên nhân chính. 

Thứ nhất: Ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa hủ nho

Cách đây một thế kỷ rưỡi, người Nhật đã làm được một cuộc cách mạng “văn hóa tư tưởng” vĩ đại là “Thoát Á” (Fukuzawa Yukichi, 1835-1901). Họ học hỏi Phương Tây để ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao dân trí bằng “duy tân”, để thoát khỏi những ảnh hưởng lạc hậu của Nho giáo trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, họ đã biến được nước Nhật lạc hậu thành một quốc gia hiện đại, chấn hưng được đất nước (Meiji Restoration).   

Nhưng tại sao người Nhật làm được, mà người Việt không làm được? Nước Nhật có Fukuzawa Yukichi, thì nước Việt cũng có Bùi Viện và Nguyễn Trường Tộ… Chúng ta thường tự hào về một nước Đại Việt, “nhân tài như lá mùa thu” và “rừng vàng biển bạc” (chắc Nhật không bằng). Đáng lẽ Việt Nam phải bằng hay hơn Nhật chứ?  

Tiếp tục đọc