Con ông Lê Thanh Hải làm Chủ tịch Quận 12

Tác giả: BBC

KD: Thật là Tuổi trẻ- tài cao  😀

—————–

Ông Lê Trương Hải Hiếu năm nay 34 tuổi

Tin cho hay con trai lớn của Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải – ông Lê Trương Hải Hiếu, vừa được giao chức Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư Quận 12.

Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất TP HCM hiện nay.

Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm Bí thư Thành ủy TP HCM từ 2006 tới nay.

Truyền thông trong nước đưa tin ngày 25/8, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã tổ chức trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới cho các địa phương và đơn vị.

Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 để giữ chức Phó Bí thư quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND Quận 12.

Tiếp tục đọc

Đừng chỉ nhìn cuộc đời này bằng đôi mắt

Tác giả: Thiên Long, sưu tầm

KD: Một câu chuyện sâu sắc với những triết lý nhân văn cảm động. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt chưa đủ, mà cái chính nhìn bằng cái tâm ngay thẳng, lương thiện, tử tế.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 
———–
Trong một bệnh viện nọ có hai bệnh nhân ốm nặng được xếp chung một phòng. Người đàn ông trên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai ở gần đấy phải nằm hoàn toàn. Họ thường nói chuyện với nhau, kể cho nhau nghe chuyện vợ con, gia đình, nghề nghiệp và những khó khăn trong cuộc sống…
đôi mắt, mù lòa, cuộc đời,
 
 Đừng chỉ nhìn cuộc đời bằng đôi mắt
Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, mắt hướng ra ngoài cửa sổ và kể cho người bạn cùng phòng về cuộc sống đang diễn ra bên ngoài ô cửa nhỏ. Người này kể, người kia nhắm mắt tưởng tượng. Cứ thế họ cùng tìm thấy niềm vui nho nhỏ mỗi ngày.

Tiếp tục đọc

Tranh cãi việc thu tiền bài Quốc ca: Bài hát nào thuộc sở hữu công?

Tác giả: Ân Thông (Theo NLĐ)

KD: Tuy nhiên khi lần theo đường link bài đã bị gỡ, và một số báo viết về chủ đề này bài cũng không còn trên mạng. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Còn theo mình, Quốc ca là ca khúc “đặc biệt”, không giống như mọi ca khúc bình thường khác, thì Nhà nước nên đứng ra giải quyết, không nên để tình trạng nơi nào đó cử hành thì Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam lẽo đẽo đi theo hoặc “đòi nợ” tiền tác quyền. Kỳ lắm!  😦

—————–

Bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao vừa được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đưa vào diện ca khúc thu phí bản quyền nếu sử dụng trong các chương trình biểu diễn ca nhạc, sân khấu, điện ảnh… có bán vé, tài trợ và quảng cáo, tức là nhằm mục đích kinh doanh.

Vì là ca khúc được chọn làm Quốc ca nên quyết định này gây nên nhiều ý kiến trái chiều. “Hát Quốc ca sao phải trả tiền?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Nhưng để trả lời vì sao hát “Tiến quân ca” mà không phải trả tiền tác quyền như những ca khúc khác thì không ai giải thích có lý.

Tiếp tục đọc

Một năm chi vài nghìn tỷ để… lập quy hoạch

Tác giả: Ts Đặng Hùng Võ

KD: Còn từ trong thực tiễn, có câu tổng kết: Muốn ăn, phải có dự án.

————-

Riêng theo kế hoạch lập quy hoạch năm 2012 do các Bộ, ngành và địa phương đề xuất thì ngân sách cần phải chi tới 5.140 tỷ đồng cho 2.604 dự án quy hoạch.

TVN: Từ trận lũ ở khu mỏ Quảng Ninh, đến việc xây dựng một dự án mới, triển khai chính sách kinh tế – phát triển… đều động đến một vấn đề đang và sẽ còn tồn tại: quy hoạch.

Xuất phát từ những hạn chế, yếu kém về công tác quy hoạch, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã soạn thảo và đưa ra lấy ý kiến dự thảo Luật quy hoạch.

Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của GS-TS Đặng Hùng Võ về vấn đề này.

Quy hoạch không nhất quán

Hãy lấy một ví dụ điển hình, dăm năm trước đây Nhà nước đã phê duyệt quy hoạch đất trồng cà phê ở mức 400 nghìn ha. Khi giá cà phê dâng cao trên thị trường đã làm cho nông dân đã tự mở rộng diện tích cà phê lên tới 500 nghìn, rồi 600 nghìn ha, thế là quy hoạch đất trồng cà phê lại phải điều chỉnh mở rộng theo thực tế. Trong khi đó, quy hoạch sử dụng đất chỉ quan tâm tới đất trồng cây lâu năm thôi và cho phép người nông dân được tự chuyển đổi cơ cấu trồng cây lâu năm theo thị trường.

Tiếp tục đọc

Phản biện bài viết của tác giả Nguyễn Quang Dy: Vì sao Việt Nam khó có canh tân?

Tác giả: Quang Phan

.KD:  Hôm qua, sau khi đưa bài viết của tác giả Nguyễn Quang Dy: (https://kimdunghn.wordpress.com/2015/08/25/tri-thuc-phat-trien-am-anh-qua-khu-va-hy-vong-tuong-lai/) lên FB, bạn Quang Phan- cũng là một nhà báo, có những nhận xét khá sắc sảo, thú vị. Tôn trọng chính kiến khác biệt, và để rộng đường dư luận, chủ Blog xin đưa lên thành một bài viết phản biện, trao đổi thêm với bài của tác giả Nguyễn Quang Dy.

Cảm ơn bạn Quang Phan

———

Xin đọc thêm bài của Nguyễn Quang Dy về Trí thức VN: https://kimdunghn.wordpress.com/2015/07/14/vai-benh-man-tinh-cua-tri-thuc-viet/

Thứ nhất, nếu đọc kỹ thì tư tưởng của Fukuzawa Yukichi rất rõ ràng và triệt để, không nửa vời, không bị chấp vào Nho giáo như các trí thức (hủ nho) người Việt. Thứ hai, năng lực truyền thông và quản trị của họ giỏi hơn, tính cộng đồng của họ cao hơn. Thứ ba, Fukuzawa Yukichi không đơn độc như ông Bùi Viện và Nguyễn Trường Tộ, vì có nhiều trí thức, thương nhân, và “một bộ phận không nhỏ” samurai tham gia” –

Minh Trị Duy Tân thành công Nhật Bản phú cường; Đại Nam không dám duy tân rốt cuộc mất nước cái khác nhau rất căn bản là tâm tính dân tộc (cái này em trình bày rồi), nhưng một cái khác biệt nữa là Nền tảng cho quá trình duy tân của Nhật trong thời cận đại rất dày dạn. Tiếp tục đọc

Bài học từ việc Việt Nam ‘chọn bạn’ cực đoan

Tác giả: Hoàng Ngọc

KD: Ngạn ngữ Pháp có câu: “Anh hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ hiểu anh là ai”  😀

——————-

“Bài học thực tế là có thể chọn bạn, nhưng không “nhất biên đảo” một cách cực đoan. Thậm chí có thể chọn bên trong một cuộc chơi “thăng bằng” một cách có ý thức, thăng bằng nhưng có thể lệch pha. Ngày nay dễ làm điều này hơn hồi ấy.”

TVN:  Lịch sử Việt Nam qua 70 năm hình thành và phát triển, từ một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chưa ai biết tới, nay đã có quan hệ với toàn bộ các nước trong Liên Hiệp Quốc, và đặc biệt có quan hệ đối tác chiến lược, hoặc đối tác toàn diện, với 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đó là kết quả của nền ngoại giao Hồ Chí Minh, mà trong giai đoạn đầu (1945-1946) Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo.

Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và cũng là bảy thập kỷ Ngoại giao Việt Nam, Tuần Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế xung quanh những vấn đề ngoại giao của Việt Nam.

Hòa đàm Paris, Quốc khánh, Cách mạng tháng 8, Ngoại giao, Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, Đổi mới, Nhất biên đảo
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường

Có lúc “nhất biên đảo” cực đoan

Thưa ông, nhìn lại cả một quá trình thì Ngoại giao Việt Nam qua 70 năm hình thành và phát triển có thể chia làm mấy giai đoạn?

Tiếp tục đọc