Trăng thu

Tác giả: Đào Dục Tú

Đêm trăng thu đẹp nhất của mùa trung thu ,người viết vu vơ lan man về thơ trăng trong tiếng trống thùng thình  cùng tiếng reo hò của đám trẻ con tập trung ngoài xóm ngay từ lúc chạng vạng tối .                                                                               

Mùa thu với cảm thức phương đông ngày xưa trở thành mùa của nỗi buồn cây rụng lá úa tàn , mùa của chia ly “rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” ( thơ Kiều). Mùa thu thành đề tài văn chương nghệ thuật của không biết bao nhiêu bậc tao nhân mặc khách. Cổ ngữ có câu “ngô đồng nhất diệp lạc-thiên hạ cộng tri thu”-một lá ngô đồng rụng xuống,dưới gầm trời ai ai cũng biết mùa thu đã về.

Lạ thế, mùa lá rụng đầy trời này lại có những đêm trăng sáng tuyệt vời, đặc biệt đêm trung thu giành cho trẻ em, gần như năm nào từ chập tối đêm rằm tháng tám trăng cũng đã “từ viễn xứ-đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” (thơ Xuân Diệu). Trăng sáng trong vằng vặc nhuần tưới khắp không gian,khắp bầu trời mặt đất thứ ánh sáng vàng lung linh huyền ảo, chan chứa an lành

Tiếp tục đọc

Hành động của bố đẻ với bố dượng trong lễ cưới con gái khiến thế giới bật khóc

Tác giả: Nguyễn Thảo (Theo NYTimes)

KD: Đọc bài này mà mình cũng cay mũi, cảm động về sự ứng xử của người cha đẻ Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———–

Khi người bố đẻ chuẩn bị bước ra để dắt con gái mình tiến về phía lễ đường thì anh bất chợt dừng lại và có một cử chỉ khiến tất cả những ông bố bà mẹ kế trên thế giới này phải bật khóc.

Ông bố đẻ Todd Bachman đã tiến về phía bố dượng Todd Cendrosky và mời ông cùng dắt cô dâu tiến về phía lễ đường trong lễ cưới diễn ra tại Hạt Lorain, Ohio, Mỹ vào cuối tuần qua. Bố dượng Cendrosky đã không ngờ tới cử chỉ này của chồng cũ vợ mình và ông đã bật khóc.

gia đình, tình yêu, bố mẹ, con gái, sự tử tế
Bố đẻ Bachman kéo tay bố dượng Cendrosky về phía cô dâu để cùng nhau dắt con gái về phía lễ đường. 

Khoảnh khắc được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia của lễ cưới Delia Blackburn. Cô đăng tải những bức ảnh lên Facebook và nhận được hơn 500 nghìn lượt chia sẻ, hơn 1 triệu lượt “like”.

Tiếp tục đọc

Bao giờ VN mới được như Cu Ba?

Tác giả: Trí Lê

 

1

Gần đây, ông Lê Quảng Ba, Đại sứ Việt Nam tại CHDCND Triều Tiên khi nói chuyện với báo giới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Triều Tiên đã thốt lên rằng: “Bao giờ ta có thể làm được như họ!”. Rồi ông lý giải, ở Triều Tiên cơ sở hạ tầng cực kỳ tốt, việc chăm sóc cho trẻ em rất đảm bảo, giáo dục rất được chú trọng… Và ông cũng nói thẳng rằng, không ít người trong chúng ta bấy lâu nay đã nhìn Triều Tiên bằng con mắt phiến diện. Điều này cũng có lỗi là từ ở phía Triều Tiên “bế quan tỏa cảng” về mặt thông tin, khiến cho thế giới không hiểu về quốc gia mình mà lại cứ nghe theo giọng điệu tuyên truyền của một số nước phương Tây. (>> Những điều Việt Nam cần học từ CHDCND Triều Tiên)

Tiếp tục đọc

Hầu hết dự án ODA giáo dục có…vấn đề!

Tác giả: Phương Thảo

.Đó là nhận định của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về hiệu quả các dự án ODA trong giáo dục giai đoạn 2004-2014.

.

Theo báo cáo của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về kết quả giám sát chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài (ODA) với giáo dục, giai đoạn 2004-2014 cho thấy, trong giai đoạn này Việt Nam đã thu hút được khá nhiều dự án ODA với tổng số vốn ký kết đạt xấp xỉ 2,2 tỉ đô la Mỹ (số liệu theo Bộ Kế hoạch Đầu tư).

Trong đó vốn vay chiếm khoảng 71,9%, vốn không hoàn lại chiếm 14,5% và 13,6% vốn đối ứng.

Trong giai đoạn này Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện 26 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm 10 dự án viện trợ không hoàn lại và 16 dự án vay ưu đãi, với tổng kinh phí được phê duyệt là gần 2 tỉ đô la Mỹ, trong đó có trên 1,3 tỉ đô la vốn vay, hơn 300 triệu đô la vốn viện trợ và hơn 200 (làm tròn) triệu đô la vốn đối ứng.

Ảnh minh họa. Xuân Trung

Trong số 26 dự án đã được phê duyệt triển khai, có 14 dự án đã kết thúc và 12 dự án đang triển khai, trong đó dự án có thời gian triển khai dài nhất là đến năm 2019.

Tiếp tục đọc

‘Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi’ (kỳ II)

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị (Cựu Chủ tịch An Giang)

.Điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP… sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng. 

Xem lại Bài 1:25 năm ta say sưa, giờ Campuchia ‘qua mặt’ về gạo

‘Cởi trói’ cần bắt đầu từ đâu?
.
“Đảo võ” và “Chém gió”

Quản lý sản xuất nông nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào công tác điều hành sản xuất-kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông dân giống như thầy cúng cầu mưa – “đảo võ”. Và như thầy pháp lên đồng cầm gươm “chém gió” .

“Đảo võ” là vì từ quan liêu bao cấp sang thị trường mà không cụ thể hóa được “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Từ lấy công tác qui hoạch kế hoạch làm công cụ quản lý, nay nghe đâu người ta tính bỏ qui hoạch (?). Từ bảo tồn chọn lọc giống gốc quốc gia nay tính bỏ “mấy ông già  bà lão” ấy để nhập giống (Trung Quốc) về xài chắc?

Tiếp tục đọc

25 năm ta say sưa, giờ Campuchia ‘qua mặt’ về gạo (kỳ I)

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị

KD: Đây là bài viết rất hay của anh Bảy Nhị- cựu Chủ tịch tỉnh An Giang, một quan chức gắn bó với dân, mà mình rất quý trọng, đồng cảm, chia sẻ. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————

Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa “cạnh tranh” với “gạo cho người nghèo – nước nghèo” để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu.

Lãnh đạo cũng thấy ‘nhức nhối’ cần thay đổi
‘Cởi trói’ cần bắt đầu từ đâu?

Nói đến nông nghiệp ai cũng có thể nói ngay rằng đó là tiềm năng, là lợi thế, là nền tảng để tích lũy ban đầu và phát triển kinh tế Việt Nam. Nhận định thế hoàn toàn đúng vì nước ta ở vào vị trí rất thuận lợi để trồng lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi thủy – súc sản, đánh bắt thủy – hải sản; có rừng nhiệt đới phong phú; có nhiều khoáng sản và dầu – khí; có bờ biển dài bằng chiều dài đất nước và có mặt biển rộng bằng ba lần đất liền. Ông cha ta, từng một thời tự hào là “rừng vàng biển bạc”, đã không sai! Lợi thế kinh tế nông nghiệp, thậm chí còn đi vào tiềm thức, thơ ca…, đã trở thành văn hóa và cả trong triết lý sống của người Việt Nam xưa nay.  

Nhưng rồi, trong mười năm (1975 – 1986), do những kết quả đạt được không như mong đợi mà ta nhận ra được giá trị thật của kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp, vai trò lịch sử và tinh thần yêu nước của nông dân, tính bền vững của văn hóa nông thôn (làng xã). Từ chỗ nhận ra ấy, ta lại để nông dân làm nông nghiệp một cách “tự nhiên chủ nghĩa” suốt 30 năm, nên rồi nay ta lại phải trả giá.

xuất khẩu, gạo, nông sản, Campuchia, đổi mới, Nguyễn Minh Nhị, nông dân, nông nghiệp
Chúng ta đã thua Campuchia về gạo thương hiệu. Ảnh minh họa

“Nổ” như bắp rang, “tàn” như bông súng

Tiếp tục đọc

Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên mở cửa trở lại

Thưa Quý bạn đọc! Sau hai ngày Blog bị đóng cửa do thông báo của WordPress.com nghi ngờ Blog KD/KD có vi phạm quy định về dịch vụ, hôm nay vào lại Blog đã thấy mở cửa. Có lẽ Chủ trang mạng kiểm tra không thấy có vấn đề gì như thông tin. Thấy lòng rất vui  😀

Cảm ơn sự chia sẻ, quan tâm, lo lắng của tất cả bạn đọc, của các anh chị em luôn chia sẻ, động viên và đồng cảm với Blog KD/KD. Và xin cảm ơn những người bạn iu quí của mình ngay lập tức đã rất nhiệt tình tìm mọi cách để trả lại sự công bằng cho Blog  😀

Chúc tất cả mọi người sức khỏe, làm việc hữu ích và vui vẻ  😀

hoa hong dep a

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: Phải làm rõ trách nhiệm ai cấp phép cho tòa nhà “pháo đài”

Tác giả: Lê Tùng

Rất không hài lòng với sự “có mặt” của Kinh Đô Tower 8B Lê Trực, Hà Nội (17 tầng – PV) với cự ly chỉ trên dưới 400m đường chim bay đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị phải làm rõ trách nhiệm cá nhân và tổ chức đã cấp phép cho dự án trên.
 

phai lam ro trach nhiem ai cap phep cho toa nha phao dai Kỳ lạ ‘pháo đài’ dòm xuống Lăng Bác

PV: Là người có ý kiến vào nhiều công trình có liên quan trực tiếp đến quy hoạch và tuân thủ quy hoạch khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết xin ông làm rõ hơn những nguyên tắc “bất khả xâm phạm” về kiến trúc của khu vực này?

Ông Vũ Mão: Đúng vậy, khi công tác ở cơ quan Quốc hội, tôi từng tham gia ý kiến vào 2 dự án xây dựng lớn. Thứ nhất là dự án Tòa nhà Quốc hội mới và thứ hai là dự án xây dựng trụ sở làm việc mới của Văn phòng Quốc hội. Cả 2 kiến trúc trên đều nằm xung quanh khu vực nhà báo vừa nêu. Sau đây cho phép tôi được gọi quy hoạch quanh khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là khu trung tâm quốc gia, với tất cả lòng kính trọng đối với Bác Hồ yêu quý và cả tiền nhân.

Ở khu trung tâm có một nguyên tắc mà bất cứ người dân thủ đô nào, dù làm nghề gì và ở đâu thì cũng hiểu là không một công trình nào ở quanh khu vực này được phép cao hơn Lăng Bác. Ngay cả khái niệm “vùng cấm” xung quanh, tôi cho rằng phải ấn định chính xác, chí ít cự ly cũng phải 1km trở lên.

phai lam ro trach nhiem ai cap phep cho toa nha phao dai
Tòa nhà “pháo đài” dòm xuống Lăng Bác

Ngay cả một công trình quốc gia quan trọng như Tòa nhà Quốc hội mới, kiến trúc chưa đạt tới độ xuất sắc cũng một phần vì phải tuân thủ nguyên tắc tối cao trên. Còn vì sao lại có quy định đó thì cũng dễ hiểu thôi. Thứ nhất là lòng tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh và thứ hai là lý do quốc phòng an ninh.

Tiếp tục đọc

Ai đã rước Tập đoàn Trung Quốc vào cắm chốt vị trí đầu não ở Ba Đình?

 Cả nước đang “sốt xình xịch” lên từng ngày vì cái “pháo đài” sặc mùi trung Quốc chễm chệ kia và nó vẫn đang nằm đó từng ngày như để thách thức chính quyền và nhân dân ta. Việc mọc ra một “pháo đài” mời “giặc” lên ngự trị ngay đầu não trung ương liệu có phải là quá nguy hiểm không?

Sở dĩ tòa nhà kia được mệnh danh là “pháo đài” vì nó nằm ở một vị trí trọng yếu, có thể bao quát Phủ Chủ tịch, khu Văn phòng Chính phủ, khu Cơ quan Trung ương… và có chiều cao gần như gấp đôi Lăng Bác. Nó chễm chễ nằm đó như thể để “trông chừng” và “bảo vệ” các cơ quan đầu não của nước ta.

picture

Tiếp tục đọc

Người Trung Quốc dồn dập mua BĐS: Đà Nẵng xin cơ chế…

Tác giả: An An

KD: Ở Hà Nội thì dư luận XH xôn xao vụ nhà xây ở số 8 B Lê Trực. Ở Đà nẵng thì người TQ dồn dập mua nhà, sở hữu BĐS ven biển. Chuyện gì đang xảy ra thế này?

————–

Sở TNMT Đà Nẵng đang xin cơ chế hạn chế quy mô, diện tích BĐS khi cho người nước ngoài thuê hoặc sở hữu BĐS ven biển…

Bất thường

Trước thông tin ông Nguyễn Điểu – Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang xảy ra hiện tượng chuyển dịch, mua bán các dự án BĐS với quy mô lớn. Rất nhiều dự án đã bị người Trung Quốc mua để xây dựng cao ốc, cho nhiều người ở.

Nêu quan điểm, ông Lê Việt Trường – Phó chủ nhiệm Ủy ban an ninh quốc phòng nhận định, về mặt luật pháp Chính phủ đã quy định cho phép người nước ngoài được mua bán, sở hữu BĐS tại Việt Nam. Quy định này được quy định rõ tại Luật nhà ở đi kèm với những điều kiện rất nghiêm ngặt.

Nguoi Trung Quoc don dap mua BDS: Da Nang xin co che...
Đà Nẵng thu hồi hàng loạt dự án sai quy định

Tiếp tục đọc