Diễn văn khai giảng của Giáo sư Văn Như Cương

Tác giả: Văn Như Cương (theo FB Đức Bảo Phạm)

KD: Một bài diễn văn khai trường rất hay, cảm động, thấm thía, truyền ngọn lửa sống ở Đời cho các em học sinh.

Mong các em hãy giữ ấm mãi ngọn lửa đó trong tâm khảm, để sống làm người chính trực. Và luôn biết đi cùng với dân tộc, với nhân dân

Cảm ơn Thầy Văn Như Cương!

————–

 
Hôm nay khai giảng lần thứ 26 trường Lương Thế Vinh, sau đây là bài phát biểu của tôi:

Thưa Ban Giám Hiệu nhà trường và các thầy cô giáo,
Thưa các vị phụ huynh,
Cùng toàn thể các em học sinh thân yêu

Thật là xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc cho mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!

Tôi đề nghị mọi người cùng giơ cao bàn tay phải của mình, và đặt lên lồng ngực bên trái… Chúng ta sẽ cảm nhận tiếng đập của trái tim mình, một trong 90 triệu trái tim Việt nam, tiếng đập rộn ràng dưới sắc vàng của ngôi sao năm cánh. Tiếp tục đọc

Dư âm Hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi

Tác giả: Kỳ Duyên

Hòa nhạc Điều còn mãi tổ chức năm nay là năm thứ 06, nhưng lại là năm đầu tiên được nâng cấp thành Hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi. Có thể nói, đây là dấu ấn riêng đặc sắc của VNN, khởi đầu là sáng kiến của Cựu TBT Nguyễn Anh Tuấn. Và đã được các “đời” TBT kế tiếp là Bùi Sĩ Hoa- và nay là Phạm Tuấn kế thừa và nâng cao. Điểm riêng biệt nữa của chương trình này là bao giờ cũng diễn ra tại Nhà Hát Lớn, đúng 02 giờ chiều.

Những bản giao hưởng hợp xướng, những ca khúc về Tổ quốc, về tình yêu đất nước như vỗ cánh bay lên dưới thánh đường Nhà hát. Cảm động, và hấp dẫn lòng người. Xin đưa một số bức ảnh lên để bạn đọc chia sẻ

.Dieu con mai
1- Điều còn mãi- đó là Tình yêu Đất nước VN vĩnh hằng, bất biếnDieu con mai 1

2- Giáo sư Chu Hảo và bạn bè. Ông vừa bay từ Hội An ra Hà Nội để tham dự Hòa nhạc Điều con mãi. Thu HN đã về. Nắng thu, gió thu khiến gương mặt mọi người ai nấy đều rất …. tươi  😀 Tiếp tục đọc

‘Tiêu cực trong quản lý đang phá hoại chất lượng công chức’

Tác giả: Bích Ngọc

KD:  Tiêu cực trong quản lý công chức ngày càng nặng ở cả cấp huyện, tỉnh và Trung ương.

Chẳng lẽ cứ ra ngõ là gặp…. tiêu cực hay sao?

Đọc thêm:

Ông Bùi Đức Lại, nguyên Chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương đã nói điều này khi tham gia thảo luận tại diễn đàn khoa học “Xây dựng chế độ công chức – công vụ chuyên nghiệp, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công chức Việt Nam trong điều kiện cải cách hành chính” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức sáng 12/8.

Đây cũng là sự kiện mở đầu cho chương trình Diễn đàn trí thức do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức thí điểm Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tiếp tục đọc

Làm chủ cuộc chơi khi nước lớn “đi đêm”

Tác giả: Xuân Dương

Nói ra để cho ai đó hiểu rằng đừng có làm liều bởi người Việt dù bị ăn cắp mất nỏ thần nhưng chưa bao giờ đánh mất lòng yêu nước.

Không phải chỉ đến hôm nay, chiến lược “đi đêm” của các nước lớn mới dần dần hé lộ. Ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức quốc xã đã ký kết một hiệp định mang tên “Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết” (Tiếng Đức: Deutsch-sowjetischer Nichtangriffspakt; Tiếng Nga: Договор о ненападении между Германией и Советским Союзом). 

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Ribbentrop, trước khi hiệp định được ký kết nói:

Khi tôi đến Moskva năm 1939 để gặp Nguyên soái Stalin, ông đã thảo luận với tôi về khả năng giải quyết hòa bình cuộc xung đột của Đức và Ba Lan theo hiệp ước Kellogg-Briand, đồng thời ám chỉ rằng nếu ông không nhận được một nửa của Ba Lan và các nước vùng Baltic cùng với Litva chứ không phải chỉ là một cảng Libau thì tôi có thể bay trở lại ngay lập tức”. [1] 

Chỉ hơn một tuần sau khi ký hiệp ước với Liên Xô, ngày 1/9/1939 Đức xâm chiếm phía tây Ba Lan, ngày 17/9/1939 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan. Sau cuộc “đi đêm” này, mỗi bên chiếm một nửa Ba Lan

Tiếp tục đọc

Lời vĩnh biệt nền quân chủ ngàn năm

Tác giả: Ngô Vương Anh
.
KD: Lời tuyên ngôn thoái vị của hoàng đế Bảo Đại đọc chiều 30.8.1945 cũng là lời vĩnh biệt nền quân chủ đã ngự trị ở VN trên một ngàn năm, xác lập nền dân chủ của nhân dân VN- ( Ngô Vương Anh).
.
Nhưng sự xác lập đó có vẻ là một hành trình lâu dài và…. gian khổ. Tại cái nước Việt mình nó thế!  😀

Tiếp tục đọc

Nhà 48 Hàng Ngang và người hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng

Tác giả: Quỳnh Lam (Phụ nữ)
.
KD: Trong ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đang sống những tháng ngày bình yên trong sự chăm sóc quây quần của con cháu. Cụ ông Trịnh Văn Bô đã khuất núi gần ba thập niên, mang theo nhiều nỗi buồn phiền do những ứng xử sai lầm của người cầm quyền. (Quỳnh Lam)
.
Mình bỗng tự hỏi, có lúc nào ông bà Trịnh Văn Bô.. ..hối tiếc không nhỉ? Họ quả là những tấm lòng yêu nước nồng nàn không chút vị kỷ.
Nha 48 Hang Ngang

Ông bà Trịnh Văn Bô thời trẻ

Biệt thự của bà quả phụ Trịnh Văn Bô nằm giữa khuôn viên xanh um cây cối, rộng đến gần 3.000 m2 trên đường Hoàng Diệu – một trong những phố đẹp nhất Hà Nội.

Vắng tay chăm sóc, cỏ mọc xanh rì vào tận bậc thềm, nhưng tòa biệt thự 3 tầng trải qua nhiều biến thiên thời cuộc, vẫn còn dấu vết nguy nga của một gia tộc bề thế và có danh phận bậc nhất xứ Hà thành đầu thế kỷ trước. 

Trên Wikipedia tiếng Việt có dẫn: “Trịnh Văn Bô (1914 – 1988) là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Tiếp tục đọc