Một dự thảo giáo dục… “phản giáo dục!”

  Tác giả: Như Thổ

.Nếu nói dự thảo này là một dự thảo “phản giáo dục” cũng hơi quá, nhưng có lẽ họ “phản giáo dục” thật khi gạt Lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học) và biến môn học cơ bản này thành môn tự chọn. Và thậm chí còn ghi rõ ràng: “Nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn Lịch sử, Địa lý…”.

Gần đây dư luận lại xôn xao về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

noi buon mang ten lich su

Nỗi buồn mang tên… Lịch sử?.

Tôi thực sự bàng hoàng khi nghe GS Văn Như Cương công bố rằng, gần như 100% học sinh của …

Tôi đã tò mò đọc bởi đinh ninh rằng, dự án này sẽ rút kinh nghiệm được những gì mà ngành giáo dục đã loay hoay trong mấy chục năm chưa tìm được lối thoát. Nhưng khi đọc xong thì tôi hoàn toàn thất vọng và không thể hiểu nổi tư duy của những người biên soạn ra dự thảo này (mặc dù họ có nói rằng, tham khảo sách giáo khoa và cách giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới).

Nếu nói dự thảo này là một dự thảo “phản giáo dục” cũng hơi quá, nhưng có lẽ họ “phản giáo dục” thật khi gạt Lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học) và biến môn học cơ bản này thành môn tự chọn. Và thậm chí còn ghi rõ ràng: “Nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn Lịch sử, Địa lý…”.

mot du thao giao duc phan giao duc

Tôi cam đoan là những người tham gia soạn thảo ra chương trình này, khi đăng đàn ở đâu đó để nói về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, họ sẽ nói cực hay và chắc họ cũng sẽ không quên trích dẫn câu “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” của Bác Hồ

Tiếp tục đọc

Vấn nạn Giáo dục: Nguyên nhân và Hậu quả

Tác giả: Nguyễn Quang Dy (Viet-studies)

KD: “Người ta không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó” (Albert Einstein).

Thế nên khó nhất là đổi mới tư duy. Mà muốn có thể đổi mới tư duy, thì phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, chứ không phải lợi ích nhóm. Phải có những nhân vật thực sự tài năng, vì dân vì nước, mới có khả năng… tạo ra thời thế

Chỉ tiếc rằng, điều này, khó như đáy biển tìm kim

——-

Tôi dùng chữ “vấn nạn” cho dễ nghe, chứ các chuyên gia giáo dục lâu nay dùng chữ “khủng hoảng” để mô tả thực trạng giáo dục hiện nay. Thực ra câu chữ không quan trọng lắm, khi mọi người đã thấy rõ bức tranh toàn cảnh. Nếu vấn nạn giao thông, hay vấn nạn y tế, có thể gây ra “đột tử” cho hàng trăm sinh mạng, thì vấn nạn giáo dục có thể gây ra “đẳng tử” (chết từ từ) cho một thế hệ (về dân trí). Vậy cái chết nào nguy hiểm hơn?

Vòng tròn luẩn quẩn

Không có chủ đề nào được bàn luận nhiều và lâu như chủ đề giáo dục. Hàng năm, cứ đến mùa thi cử, như “đến hẹn lại lên”, cả nước lại ồn ào tranh cãi về thi cử và tuyển sinh, để rồi năm sau vẫn lặp lại như cũ, với một bức tranh đa dạng hơn, và tồi tệ hơn. Năm này qua năm khác, 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn nữa, như một cái vòng tròn luẩn quẩn.

Năm nay có một cháu nhỏ 12 tuổi bạo mồm gọi giáo dục là “thối nát”, và một bạn trẻ bạo gan đeo biển “học sinh không phải là chuột bạch” đứng bên cổng Bộ Giáo Dục chụp ảnh để đưa lên mạng. Có người đòi thay bộ trưởng giáo dục, hoặc thay cục trưởng khảo thí. Thực ra thay bộ trưởng giáo dục nhiều lần rồi, ông nào lên cũng hứa hẹn và chém gió rất ghê, nhưng đâu lại vào đấy. Thay người mà không đổi mới cơ chế và tư duy thì cũng vô nghĩa.

Tiếp tục đọc

Chúng ta ở đẳng cấp vô cùng thấp

Tác giả: Tư Giang

KD: Thế nên, thế giới vẫn phải…. tò mò nhìn  😀

———–

– Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên, trao đổi với TBKTSG về tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và hệ lụy của nó.

TBKTSG: Ông đã từng nêu quan điểm cần hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là khi có vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái. Nhưng rồi…

– Ông Trần Đình Thiên: Khi có vụ giàn khoan tôi cứ tưởng chúng ta chuyển hướng được thị trường nhưng rồi nhập siêu tiếp tục tăng lên đến gần 30 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014. Ở các diễn đàn kinh tế, có nhiều người nói sợ ngưng thương mại, nhưng tôi luôn khẳng định ngưng được là tốt. Chúng ta cần biết cắn răng chịu đau đớn để thay đổi cấu trúc. Nhưng chúng ta cứ vì ngắn hạn mà lơ đi dài hạn…

Tiếp tục đọc