Sơn La công bố cụm công trình 1.400 tỷ

Tác giả: Hoàng Sang

KD: Tình cảm của tỉnh miền núi nghèo Sơn La quả chẳng có gì đo đếm được . 1400 tỷ cũng chả là cái …. đinh gì! Giàu vì gạo, bạo vì tiền!

Kinh thật! Cho báo chí, dư luận XH biết thế nào là… lễ độ! 

—————-

 Tỉnh uỷ Sơn La vừa thông qua Đề cương dự án cụm công trình 1.400 tỷ gắn với tượng đài Bác Hồ.

Theo như Đề cương này thì đây là công trình thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với tình cảm to lớn mà Bác Hồ đã dành cho đồng bào Tây Bắc.

Sơn La; tượng đài
 Toàn bộ khu trung tâm hành chính này sẽ được di dời để phục vụ cho việc thi công công trình Tượng đài Bác Hồ và các hạng mục liền kề.

Công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường của Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Sơn La – Tây Bắc.

Tiếp tục đọc

Chuyện cũ

Tác giả: theo FB Tạ Trí

KD: Một câu truyện rất hay, về một góc khuất, một nhân cách lớn của hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Chủ nhân nhà hàng trang trí nội thất – xưởng gỗ có tên MEMO ở Hà Nội thời thuộc Pháp – qua lời kể của hoạ sĩ Trịnh Lữ (Trịnh Tuấn) người con thứ 9 trong số 12 người con của hoạ sĩ – Thiền sư Trịnh Hữu Ngọc. Đọc xong thấy quá hay và không thể không xin anh Tuấn đưa về đây cho mọi người cùng đọc. Chuyện cũ. Mà cứ dịp này lại hay nhớ lại (Tạ Trí)

Còn mình đọc và cảm nhận được quá nhiều điều về nhân cách con người, trong đó, đặc biệt là nhân cách lớn của Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Kính nể nhân cách, cốt cách, khí phách của người nghệ sĩ- quá đẹp!

—————–

1945, Cụ Hồ (thôi thì cứ gọi theo lối của Bảo Đại) về Hà Nội, ở nhà bác Trịnh Văn Bô chỗ Hàng Ngang, lúc ấy vừa được nhà MEMO làm xong toàn bộ nội thất. Cụ Hồ ốm, mà vẫn để ý thấy nhà cửa đẹp và mới lạ, mới hỏi chủ nhà xem ai làm.

Bác Nguyễn Hữu Đang lúc ấy đến nhà nói chuyện làm lễ đài, bố mới cho thợ mang gỗ ra giúp dựng cái lễ đài ấy. Rồi sau bác Bô đến nói với bố Ngọc rằng “Ông Cụ muốn mời anh đến gặp – chính thể mới rất cần những người có tài tham gia…” Lúc ấy vừa xong Fontainebleau, bố Ngọc bảo bạn: “Tao nghĩ anh chàng này là gián điệp của Tây lắm, chứ không sao lại thế…” Và không đến gặp Cụ Hồ.

Năm 1953, nhà MEMO vừa ra được mặt hàng thảm tơ theo phong cách Việt Nam. Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí đến nhà đặt vấn đề rằng “Đức ông Hoàng đệ sẽ đầu tư để nhà MEMO cùng mở một xưởng dệt thảm tơ xuất khẩu cạnh tranh với thảm len Hàng Kênh…” Bố mẹ bàn nhau, và có lời thoái thác rằng nhà MEMO chỉ mới thử nghiệm thành công một vài khâu trong việc thảm tơ, chưa dám nhận đầu tư của nhà vua. Và cũng phân bua rằng chỉ dám nghĩ đến việc đưa khung cửi về các gia đình nghèo ở Hà Nội để đàn bà con gái có việc làm, chứ không dám nghĩ đến mở nhà máy lớn xuất khẩu. Mỗi lần nhắc lại, mẹ thường cười bảo “Ai mà đi chung voi với đức ông làm gì…” Tiếp tục đọc

Ông Vũ Quốc Hùng: “Phải dẹp bỏ tư tưởng con quan rồi lại làm quan”

Tác giả: Ngọc Quang (Thực hiện)

.KD: Hòan toàn đúng. Nếu tư tưởng đó còn tồn tại khá phổ biếm thì có khác chi câu ca dao cũ: Con vua rồi lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa.\

Nhưng trong thực tế, rất có thể có những người tuổi trẻ, con các quan chức, giỏi giang thật, và nếu họ có đẩy đủ năng lực, phẩm chất, hoàn hoàn toàn xứng đáng làm quan.
Vấn đề là cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch, chứ không thể trường hợp này phải thi thố tướt bơ, trường hợp kia bổ niệm. Riêng hai cơ chế tuyển dụng đó đã cho thấy sự bất công. mà bất công, không công bằng thì thường dẫn đến hoài nghi!.
———–

GDVN: Hướng tới đóng góp xây dựng cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vấn đề lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ trong Đảng. Theo ông Hùng, đối với bất kỳ vị trí nào cũng cần có sự giám sát chặt chẽ để cán bộ không thể và không dám lợi dụng chức vụ.

Theo quan điểm của ông, tại Đại hội lần thứ 12 tới đây, Đảng cần làm gì để chọn được những cán bộ có đủ năng lực phẩm chất lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước?

Ông Vũ Quốc Hùng: Theo tôi, Trung ương gương mẫu, quyết tâm thì mọi việc sẽ trôi chảy. Ra nghị quyết, ra quyết định thì phải làm cho ra kết quả đúng với định hướng, chứ ra định hướng cho có rồi làm không thành kết quả thì niềm tin ngày càng giảm sút.

Tiếp tục đọc

Về hai nhà báo ‘mất việc’ vì Facebook

Ngay sau kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua hai cây viết người Việt đã mất việc.

Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày.

Ảnh: Đỗ Hùng. Nguồn trên mạng

Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo.

Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự. Tiếp tục đọc

Tiếc thương Trần Hạnh (1954-2015)

Tác giả: Nguyễn Ngọc Giao (Diễn Đàn)

.KD: Thú thực, phải khi Trần Hạnh mất, trên các trang mạng XH chia sẻ, thương tiếc về ông, và khi đọc, mình mới giật mình, có phần nào đó ân hận. Khi mình mới lên FB, chân ướt chân ráo, có một lần, Trần Hạnh “nhảy” vào chát với mình. Thú thực, khi đó, mình không biết Trần Hạnh là ai, cũng như rất nhiều bạn chát khác. Vì thế mình rất dè dặt, giữ kẽ. Rất có thể vì thái độ đó, mà Trần Hạnh chưa bao giờ vào FB của mình. Thêm nữa, thỉnh thoảng đọc Trần Hạnh, mình thấy là lạ.. và mình cũng vì thế, im lặng, không bao giờ like hoặc còm

.Lại một nhà báo- đồng nghiệp xa xôi  ra đi. Một nhà báo mà dù ở xứ người, mình tin tâm hồn vốn rất “nhạy cảm” của ông vẫn hướng về quê hương- VN. Mình biết ông rất yêu quý chó, khi ông chát với mình, ông bảo: Từ hồi về hưu, tôi chí có công việc yêu thích nhất là chăm sóc chó mèo. Mình nghiệm một điều những người yêu quý loài vật, bao giờ tâm hồn cũng rất nhân hậu

.Mình đưa bài viết này, như một nén hương cho nhà báo đồng nghiệp, dù xa lạ, xa cách, nhưng chỉ khi ông mất đi, mình bỗng thấy thương xót như từng quen biết ông, rất lâu rất lâu. Ông còn rất trẻ, khỏe, và rất phong độ nam tử

.Hãy an nghỉ nhé- Trần Hạnh!

 
Nguyên trưởng Ban Việt ngữ ABC, BBC, nguyên giám đốc điều hành Radio Australia đã đột ngột từ trần ngày 3.9.2015, ở tuổi 61.
Trần Hạnh (1954-2015)H1Thật sửng sốt khi nghe tin Trần Hạnh từ trần, sáng nay (3.9.2015) tại Melbourne. Sự đột tử của anh ở tuổi 61 là một bất ngờ lớn đối với gia đình (Liam, con trai lớn của anh, cho BBC biết anh “hàng ngày tập thể dục” và vui “cuộc sống về hưu”), bác sĩ cũng chưa giải thích được.

Tiếp tục đọc