Cái giá phải trả của ông Đỗ Hùng

Tác giả: Văn Minh

KD: Bạn đồng nghiệp gửi cho đọc bài viết này. Một bạn đồng nghiệp trẻ kêu lên: Má ơi!

Có lẽ cái tiếng gọi thất thanh ấy, nói rất trọn vẹn cảm xúc bài viết  😦

Còn mình, đứng trước sự mất mát, tổn thất của bạn đồng nghiệp, bao giờ cũng thấy ngậm ngùi. Mỗi nhà báo khi cầm bút, phải chịu trách nhiệm trước XH, trước bạn đọc, trước lương tâm chính mình. Nghề báo, vinh nhục, sướng khổ bao giờ cũng liền kề  😦

————–

Sự kiện Đỗ Hùng (Đỗ Văn Hùng) – nguyên Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh niên điện tử bị Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thu hồi thẻ nhà báo và bị cơ quan chủ quản cách chức ngày 4/9 đã gây xôn xao dư luận, nhất là với những người quan tâm đến nhân vật có vẻ rất thích “đốt đền” để nổi danh này trong hai năm gần đây.

 hoi nha bao binh phuoc lap chung tu khong de rut ruot ngan sach

Hội Nhà báo Bình Phước lập chứng từ khống để “rút ruột” ngân sáchNgày 30/10, tin từ UBND tỉnh Bình Phước, Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước đã hoàn thành việc “trả lại …

Nhiều người cho rằng, hình thức xử lý đó là xác đáng, là luật pháp đã được thực thi”, gieo gió gặt bão, “bài học cho kẻ ngông cuồng”. Thậm chí có người còn cho rằng, Hùng đã bị “quả báo” khi đụng chạm đến những biểu tượng thiêng liêng của dân tộc như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có nhiều ý kiến đánh giá cao sự xử lý kịp thời, kiên quyết của Bộ TT&TT nhưng cũng có ý kiến thẳng thắn nói: “Đến bây giờ mới xử lý Đỗ Hùng là quá muộn. Đúng ra, Đỗ Hùng phải bị xử lý và thu hồi thẻ nhà báo từ loạt hành vi xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lĩnh trong dịp lễ tang Đại tướng!”.

Vậy Đỗ Hùng có vi phạm pháp luật không? Việc xử lý của Bộ TT&TT là nặng hay nhẹ?

cai gia phai tra cua ong do hung

Trước hết, để làm rõ những vấn đề trên, cần khẳng định, Đỗ Hùng đã có nhiều lần sử dụng blog và mạng xã hội đăng tải những bài viết có nội dung sai trái, gây bức xúc trong cộng đồng suốt 2 năm qua. Xin điểm lại một số vụ việc như sau:

Tiếp tục đọc

Khi Nhà nước “nghiện” quản

Tác giả: Tư Giang

.KD: Cải cách thể chế kinh tế là một vấn  đề mấu chốt, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, tuy nhiên điều đó sẽ làm mất đi không ít quyền lực xin- cho của quản lý nhà nước ở các bộ, ngành- mà thực chất là nhóm lợi ích. Vậy thì làm sao cải cách có thể đẩy nhanh tiến độ được đây.

.Vì lợi ích dân tộc hay lợi ích nhóm, trong trường hợp này, nó rất cụ thể, rõ ràng, chứ không chỉ là những khái niệm chung chung

————-

Nhà nước phải thay đổi chức năng, từ Nhà nước chỉ huy, sở hữu sang Nhà nước kiến tạo phát triển để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: MINH KHUÊ

Ý kiến các chuyên gia tại hai hội thảo về cải cách thể chế cuối tuần trước.

Ông Trương Đình Tuyển vẫn cảm thấy day dứt khi nhớ về quyết định thành lập Cục Quản lý cạnh tranh nằm dưới ô của Bộ Thương mại, khi ông còn làm bộ trưởng bộ này. Cơ chế đó vô hình trung đã vô hiệu hóa vai trò và hoạt động của cơ quan vốn rất quan trọng để đảm bảo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đeo đuổi. Có lần, lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh muốn điều tra Tổng công ty Thép do nghi ngờ doanh nghiệp nhà nước này vi phạm Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, khi việc điều tra còn chưa bắt đầu, thì họ đã bị một lãnh đạo bộ “tuýt còi”. “Có thứ trưởng không cho điều tra… cơ chế nhà nước như vậy thì làm sao thị trường tốt được”, ông Tuyển nói tại hội thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối tuần trước. Tiếp tục đọc

Sơn La: Phải có quảng trường để trở thành đô thị loại 2 (?!)

Tác giả: Vạn Xuân

KD: Liệu đây có phải là Sơn La rất khéo dùng thuật “ngụy biện” không, khi “sút bóng” sang TTCP? Nếu vậy, tất cả các tỉnh miền núi khó khăn, cứ muốn nâng cấp lên đô thị loại II, sẽ phải tốn kém hàng nghìn tỷ xây quảng trường? Trong khi hàng năm Sơn La vẫn “vác rá” xin trợ cấp từ CP, mà thực chất cũng là tiền thuế của nhân dân. Điều này liệu có tạo nên một tiền lệ nguy hiểm không?

Dư luận XH chắc chắn không tâm phục khẩu phục vụ việc này. Đất nước đang đứng trước quá nhiều thách thức, khi cơ hội TPP đã rất gần. Tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng vào quảng trường, mà kinh tế vẫn kém phát triển, dân vẫn nghèo nàn. Điều đó liệu có thức tỉnh nhân tâm các quan chức có trách nhiệm không?

Câu hỏi này còn nhức nhối trong tâm khảm nhiều người!

————–

Theo tiêu chí đô thị loại 2, tỉnh Sơn La còn thiếu một số thiết chế văn hóa như: quảng trường, bảo tàng, công viên cây xanh… do vậy việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc là cần thiết.

Như Infonet đã đưa tin, Tỉnh ủy Sơn La vừa ban hành đề cương tuyên truyền về chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại TP Sơn La.

Đáng chú ý trong đề cương này, Tỉnh ủy Sơn La đưa ra 4 lý do giải thích cho việc cần thiết phải xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc gồm:

Tiếp tục đọc

Bài phát biểu hay tuyệt vời của Tướng Lưu Á Châu

Tác giả: Lưu Á Châu (theo FB Đức Bảo Phạm)

.Thượng tướng Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức và là con rể của Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông là Lý Tiểu Lâm hiện là Phó Chủ tịch hội hữu nghị đối ngoại Trung Quốc. Ông còn là nhà văn quân đội, nhà bình luận quân sự của Trung Quốc. Lưu Á Châu từng du học và sinh sống ở Mỹ một thời gian lên tới gần 10 năm. Mấy năm trước từng giới thiệu quan điểm và phân tích cá nhân về quan hệ quốc tế với tầng lớp lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Trung Quốc. Theo tìm hiểu, những quan điểm của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ của một số tướng lĩnh và giới phân tích chiến lược ở Trung Quốc, trong đó là giới sỹ quan cấp trung trong quân đội. Hiện Lưu Á Châu đảm nhiệm chức phó Chính ủy trong Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc.

Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu tại một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Côn Minh. (Ngày 10/05/2010)

—————

Luu A ChauTôi là người kế tục của văn hóa Trung Hoa, cũng là người phê phán nó. Trước đây, đầu tiên tôi là người kế tục nó, sau đó mới trở thành người phê phán nó. Hiện tại, đầu tiên thì tôi phê phán nó, sau đó mới là người kế tục. Lịch sử của Phương Tây là nền lịch sử cải tà quy chính từ ác trở thành thiện. Lịch sử của Trung Quốc thì ngược lại, là một bộ lịch sử đổi từ thiện sang ác.

Phương Tây cổ đại thì cái gì cũng cấm, chỉ là không cấm cái bản năng của con người. Ở Trung Quốc thì cái gì cũng không cấm, chỉ cấm độc nhất mỗi bản năng. người Phương Tây có cái hay là thể hiện được bản thân họ, thể hiện được lối tư duy, tư tưởng của cá nhân, dám thể hiện cả bản thân đang lõa thể.

Người Trung Quốc thì chỉ biết mặc quần áo che ở bên ngoài, đem cả quần áo phủ lên tư tưởng. Việc mặc quần áo dễ hơn là cởi nó ra, người Phương Tây dám biểu đạt góc tối tăm của bản thân, do đó họ sẽ nhận được ánh sáng soi rọi, do đó tư tưởng của họ tung hoành khắp nơi như vó bảo mã.

Tiếp tục đọc

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành (Nghiên cứu Quốc tế)

.KD: Thích bài này  😀

————-

H1

Tiếng ta còn thì nước ta còn!.

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Tiếp tục đọc