7 cán bộ phải viết tường trình vì không uống bia sản xuất tại Hà Tĩnh

Tác giả: Đức Hùng
.
KD: Đọc bài này thấy chít cười. Các quan chức Hà Tĩnh không phân biệt được ranh giới, đâu là vận động “người Hà Tĩnh uống bia ở Hà Tĩnh” với việc quyền sống của con người, nếu họ không vi phạm pháp luật. Xem ra, quan trí các bác có vấn đề, và đi… quá đà trong cái gọi là người Việt dùng hàng Việt.
.
Xin đăng tiếp một stt của Luật gia Nguyễn Trọng Cử- người Hà Tĩnh chính gốc, vừa gửi cho chủ Blog, để bạn đọc chia sẻ  😀
.
HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO UỐNG BIA HÀ TĨNH
.
Tác giả: Nguyễn Trọng Cử (Tham khảo thêm FB của Nguyễn Đức Mậu)
.
Hà Tĩnh quê ta giỏi, chính quyền thông minh: Toàn tỉnh phát động phong trào uống bia, trước hết là áp dụng với quan-chức. Giới này lắm tiền của. Thượng sách với giới này là uống, vừa phát huy thế mạnh sở trường, đỡ tốn tiền điện thoại và điều hoà của công sở. Tuy tiền sẽ chảy vào túi SABECO nhưng tỉnh thu được thuế, mỗi chai bia gặt mấy đồng thuế.
.
Bước 02 là nông dân uống bia: Buổi sáng nông dân Hà Tĩnh hay có thói quen làm mấy chén rượu. Bây giờ là bia thay rượu. Phụ nữ cũng tích cực tham gia được vì không phải mang tiếng “rượu chè”. Nông dân ra đồng trong trạng thái lâng lâng, ruộng đồng tràn ngập tiếng hát, hạnh phúc gia đình nồng ấm, quên hẳn chuyện khiếu kiện.
.
Bước 3 mới là đòn quyết định: Tất cả công ty đóng trên địa bàn tỉnh phải chấp hành các quy định của tỉnh và phải hoà nhập vào thuần phong mỹ tục địa phương: Uống bia bất kể sớm trưa. Thợ người Tàu cũng là loại thích chén chú, chén anh. Ngất ngư trên dàn giáo, tai nạn tăng, Sếp nói một cãi lại mười, cờ bạc giai gái ở công trường, ra đường dễ tai nạn giao thông và dễ cà khịa oánh nhau khi…. tây tây. Như vậy chẳng mấy chốc mà phá sản kéo nhau về nước. Thế mới là không đánh đã tan, Quốc gia bớt được một phần lâm nguy.
.
Nếu Khổng Minh sống lại và làm bí thư Hà Tĩnh thì cũng chỉ được đến thế là cùng. Ở xa những người con Hà Tĩnh xin bái vọng quyết sách hay!  😀
.cu bia
 Ảnh: Luật gia Nguyễn Trọng Cử “bắt” vợ là Anke- cô dâu Đức phải “xuống đường” uống bia 😀
Và ông đang uống làm “mẫu”   😀
———————-
Cán bộ thuộc Sở Giáo dục bị nhắc nhở và phải viết tường trình trong một cuộc
họp nội bộ sau khi từ chối sử dụng loại bia được sản xuất tại tỉnh Hà Tĩnh.

Tiếp tục đọc

Việt Nam xuất khẩu tiến sĩ

Tác giả: Lê Thanh Phong (Lao động)

KD: Rất mừng. Để các tiến sĩ làm … “suy yếu” các quốc gia kia, thì VN mình mới hy vọng nổi trội được   😀

—————

Viet Nam xuat khau tien si

Gần đây, rộ lên thông tin trao đổi về việc xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ. PGS-TS Hà Huy Thành (Viện Hàn lâm KHXH VN) so sánh việc này với Ấn Độ, nước đã xuất khẩu chuyên gia ra các nước, cho rằng đây không chỉ là giải quyết số “tiến sĩ tồn đọng” mà còn nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.

Đề xuất trên rất hay, bởi vì VN có khoảng 24.000 tiến sĩ, một nửa trong số này làm công tác nghiên cứu khoa học, số còn lại làm quan chức hoặc chưa biết làm gì. Vậy thì rất nên đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao.

Chỉ có điều băn khoăn là có ai nhận hay không?

Xuất khẩu lao động phổ thông rất dễ, bởi vì không cần chuyên môn cao. Lao động VN sang các nước làm công việc giản đơn hoặc làm thợ kỹ thuật ở cấp thấp, nhưng đã xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ thì đòi hỏi từ phía tiếp nhận sẽ cao hơn.

Tiếp tục đọc

Đẳng cấp quốc gia và tư duy văn hóa tiểu nông

Tác giả: Kỳ Duyên

Con đường hội nhập kinh tế và văn hóa của nước Việt còn… mấy quăng dao?

Mùa thu năm nay, sau những sự kiện lớn của đất nước, có một sự kiện chỉ diễn ra trong một ngày tháng Tám, nhưng lại thu hút rất nhiều mối quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, cho dù sự kiện này không phải lần đầu tiên. Bởi nó mang tới cho vận mệnh nước Việt những thông điệp cần thiết trên hành trình phát triển và hội nhập, khi mà TPP đang là cổng … vũ môn nay mai nước Việt phải vượt qua.

Thăng hoa hay ngủ đông?

Đó là Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2015 do Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Đối ngoại của QH, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đồng tổ chức cách đây không lâu.

Những hay dở của một nền kinh tế thị trường non trẻ, nhiều mò mẫm bởi nền tảng lý luận còn mỏng manh, một lần nữa đặt trên bàn diễn đàn, chịu sự bắt mạch và mổ xẻ của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế dày dạn, đầy trải nghiệm.

Không thể phủ nhận thành quả của 30 năm đổi mới, đem lại sức sống và vị thế đất nước trong quá trình tự thân vận động, hướng tới giao lưu thương mại và hội nhập hiện đại, nhưng những hoa trái mà kinh tế VN gieo trồng và gặt hái, quả thật còn… ương quá, so với kỳ vọng của cả dân tộc.

Tiếp tục đọc

Công chức, viên chức “giá” trăm triệu: Ai biết ma ăn cỗ lúc nào?

Tác giả: Quốc Toản

KD: Đã gọi là Ma, làm sao bắt được, mà còn phải hỏi? Không quản lý bằng cơ chế công khai, minh bạch, còn cãi nhau trong đám… tù mù!   😀

————-

Giới phân tích cho rằng, có hiện tượng chạy công chức, viên chức, nhưng việc “bắt tận tay” không hề đơn giản…

“Công chức, viên chức giá trăm triệu”?

Thông tin nghi vấn Hà Nội có hiện tượng chạy công chức, viên chức “giá” cả trăm triệu đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo đó, hôm 10/9, nhiều tờ báo đăng tải thông tin nghi vấn “chạy” viên chức mầm non tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội). 

Cụ thể, để có một xuất vào viên chức giáo dục mầm non tại huyện này, người có nhu cầu phải “đút” cho “cò” số tiền 200 triệu đồng, cùng với lời hứa “tỷ lệ đỗ tới 99,9%, nếu không sẽ được hoàn lại tiền”.

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội rộ lên chuyện chạy việc “giá” trăm triệu.

Ảnh minh họa của Vũ Toàn

Trước đó (2012) tại cuộc thảo luận của Hội đồng Nhân dân thành phố về tổng biên chế hành chính 2013, ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, để đỗ công chức ở Thủ đô, số tiền người ta phải bỏ ra không dưới 100 triệu đồng.

Tiếp tục đọc