Thu nhớ

*KD- Ngoc Khanh Thưa quý bạn đọc! Do bận công việc riêng chung, Blog KD/ KD tạm thời không cập nhật bài vở trong khoảng 02 tuần, bắt đầu từ ngày mai, thứ hai, ngày 14/9. Tuy nhiên, nếu có thời gian, vẫn xin đăng bài trong khả năng có thể, đáp ứng yêu cầu bạn đọc  😀

Mong quý bạn đọc gần xa chia sẻ và thông cảm  😀

Chúc Quý bạn đọc sức khỏe, an lành, hạnh phúc và luôn tràn đầy niềm vui để đón mùa đẹp nhất trong năm- mùa Thu

Hẹn gặp lại!

Xin đăng lại một bài thơ cũ- Thu nhớ-  nhưng luôn mới trong những rung cảm trước một mùa thu mới  😀

———

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Thu_HaNoi_06__AYCX.jpg.ashx

Một thiên thanh ngấp nghé
Màu thu mới đang về
Nắng hanh hao e lệ
Heo may thoảng tình si

Anh thích mùa thu đến
Mơ mộng và dịu êm
Em sợ mùa thu nhớ
Bao hồi ức êm đềm Tiếp tục đọc

Nhà văn hoá Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về một học giả, một nhân vật lịch sử của văn hóa nước Việt không thể không tìm hiểu.
.
Chúc bạn đọc Blog vui cuối tuần  😀
————-

Phạm Quỳnh (1892 - 1945)Phạm Quỳnh (1892 – 1945)

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.”

Đó là câu nói hàm súc và hay nhất khi đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật lớn lao của tác phẩm này từ một học giả Việt Nam. Câu nói này không những bao hàm một am hiểu sâu xa, một nhìn nhận nghệ thuật về Truyện Kiều – một áng văn chương tuyệt tác có một không hai của nền văn học nước ta – mà còn nói lên một tinh thần yêu nước cao độ và rất sâu sắc.

Trong câu nói này, ta còn thấy được người phát ngôn đã đánh giá cao và đúng vai trò của văn hoá, nhất là văn học trong sự sống còn của một tộc người sống trong nền văn hoá đó. Ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích nữa từ quan điểm này trong thời kì hiện nay lúc mà đang có rất nhiều lời kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc trước cao trào hội nhập và toàn cầu hoá. Vì sao truyện Kiều còn thì tiếng ta còn? Vì sao tiếng ta còn thì nước ta còn? Đó là những vấn đề rất thời thượng. Nhưng trước hết, học giả này là ai?

Tiếp tục đọc

‘Đổi mới con người để tăng trưởng kinh tế’

 Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh, nói về những cải cách thể chế và con người tại Việt Nam

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh vừa trả lời BBC Việt Ngữ về những ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài cũng như những sửa đổi luật pháp, cải cách thể chế và đổi mới con người mà Việt Nam đang làm.

Phỏng vấn diễn ra tại Diễn đàn kinh tế do Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Quốc, kết hợp với Mạng lưới Việt Nam Anh Quốc và Nhóm Harvey Nash, tổ chức tại thủ đô London, Anh, hôm 10/9.

Ông cho biết những hội thảo như thế này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Anh Quốc và chính sách đầu tư của Việt Nam hiện nay muốn thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc hơn so với trước đây. Tiếp tục đọc

Hối lộ, chạy chọt… rất phổ biến

Tác giả: Lê Kiên
.
KD: Nhân dân có một mơ ước cháy bỏng, không kém mơ ước những năm xưa diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, là diệt giặc “nội xâm”, bảo vệ một môi trường XH lành mạnh, để  đất nước phát triển. Sống chung mãi với sâu mọt thế này, đất nước vừa bệnh tật, vừa khó phát triển, rất hổ thẹn với nhân loại.

———

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015 trình Ủy ban Tư pháp thẩm tra ngày 11-9 đã thẳng thắn chỉ ra tình trạng tham nhũng vẫn nghiêm trọng.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng - Ảnh: LÊ KIÊN
Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng – Ảnh: LÊ KIÊN

Tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.

Tại cuộc họp, Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, thừa ủy quyền của tổng thanh tra, trình bày báo cáo của Chính phủ cho biết tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn phổ biến.

Tham nhũng biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền, nhất là trong các ngành, lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc liên quan tới người dân, doanh nghiệp.

“Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực. Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực” – ông Lượng nhấn mạnh.

Nguồn: Báo cáo của Chính phủ – Đồ họa: Tấn Đạt

Các loại chạy đều có Tiếp tục đọc