Giám đốc sở 30 tuổi có sở thích chơi chim

Tác giả: Theo Pháp luật VN

.KD: Thật là tuổi trẻ tài cao, và… đa tài!  😀

Khi rời công sở, Hoài Bảo là một người trẻ trung, hòa đồng với mọi người xung quanh, không sống kiểu “tôi là con ông này, ông nọ”. Hoài Bảo có sở thích chơi chim nên anh luôn sưu tầm những loại chim hót hay, nhảy giỏi.

Giám đốc sở 30 tuổi: Không có chuyện con ông nào cả

Hai hôm nay, khắp nơi ở Quảng Nam, từ những bước chân tập thể dục buổi sáng, từng ngóc ngách các ngả đường, quán bún, gánh xôi vỉa hè, cà phê cóc… hầu như chỉ rặt một chuyện: vị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trẻ tuổi nhất nước!

Quảng Nam, giám đốc sở, Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi
Tân Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo từng đoạt giải khuyến khích Tiếng hát chim chào mào năm 2015. Ảnh trên facebook của Lê Phước Hoài Bảo

Công danh thăng tiến

Tân Giám đốc sở Lê Phước Hoài Bảo sinh năm 1985.

Tiếp tục đọc

Lào Cai: Bố con, anh em cùng dự Đại hội

Tác giả: Theo Báo Lào Cai điện tử
.
KD: Đọc bài này, chợt nhớ câu thơ dự báo kỳ tài của nhà thơ Tố Hữu: Lớp cha trước lớp con sau. Đã thành đồng chí chung câu quân hành! 😀
Vậy mà mới đây, bạn đồng nghiệp thông báo, bài này đã bị bóc gỡ. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀
————–
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào cao lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 diễn ra sáng nay có những điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Đó là có 9 cặp đại biểu là người trong một gia đình. Trong đó có 3 cặp là anh em ruột, 2 cặp là bố con và 4 cặp là vợ chồng.
.
3 cặp anh em ruột

Một là cặp đại biểu Doãn Văn Hưởng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và em trai là Doãn Thanh Sơn, đại biểu Đảng bộ huyện Bát Xát.

Ông Doãn Văn Hưởng (phải) và em trai Doãn Thanh Sơn

Hai là cặp đại biểu Giàng Seo Vần, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và em gái là Giàng Thị Dung, tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bát Xát – con của bà Giàng Thị Mỷ, nguyên ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tiếp tục đọc

An ninh quốc gia không thể quyết định bằng cảm tính

Nếu quan sát kỹ, ở nước mình các dự án đầu tư vào VN có bao nhiêu dự án của các nước châu Âu, hay chỉ có duy nhất là các ODA của Nhật bản, và các dự án đầu tư của TQ? Các dự án ODA của Nhật Bản thì bị phát hiện có tham nhũng, hối lộ (cũng từ phía Nhật Bản), còn các dự án do TQ đầu tư, đến nay đã có dự án nào bị phát hiện tham nhũng chưa? Chưa. Có một nhận xét rất đáng quan tâm, rằng những dự án của các nước chấu Âu, không chỉ giá thành cao, mà cái chính là rất khó… tham nhũng. Đó mới là vấn đề bản chất.
.
Tham nhũng liệu có phải là miếng mồi ngon mà anh bạn 04 tốt luôn âm thầm “dâng hiến” cho anh bạn VN không? Câu hỏi đó có ai trả lời được không?
.

 >> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quy hoạch sai trái về biển

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Tôi phẫn nộ khi Trung Quốc thông qua “Quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc”, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên ngạo ngược như vậy đó.

Tiếp tục đọc

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ “nằm vùng”

Tác giả: Gs Ts Nguyễn Đức Dân

KD: Những vấn đề Gs TS Nguyễn Đức Dân nêu ra trong bài viết thực ra đáng lẽ phải thực hiện từ rất lâu. Vì đó cũng sẽ tạo những điều kiện cần thiết để GD VN trong xu hướng chung có khả năng hội nhập quốc tế. Do những động cơ, lợi ích riêng của những ai ai đó có vai trò trong ngành GD, mà GDVN “liêu xiêu” chẳng giống ai về vấn đề học hàm, học vị

————

Đọc thêm: http://dantri.com.vn/blog/nghi-ve-su-kien-tu-phong-giao-su-20150922173624778.htm

Từ năm 2003, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông.

Học hàm, học vị như thương hiệu công ty

Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.

Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị.

Nguyễn Đức Dân, giáo sư
Ảnh Văn Chung

Cần đào thải những người dùng bằng cấp tiến sĩ (TS) như một thứ hàng hóa, một thư “mác” làm “cần câu cơm”, dùng để “chạy sô” kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn.

Tiếp tục đọc

Công bố nội dung Quy hoạch báo chí đến năm 2025

Tác giả: Bình Minh
Những nội dung cơ bản của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 vừa chính thức được Bộ TT&TT công bố sáng nay, 25/9/2015, tại Hà Nội.

Sáng 25/9, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chủ trì điều hành Hội nghị Phổ biến nội dung cơ bản của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch báo chí).

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã công bố về quan điểm, mục tiêu và định hướng Quy hoạch báo chí, những thông tin đang được cộng đồng “trông ngóng”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn công bố nội dung Quy hoạch báo chí đến năm 2025. Ảnh: B.M

Trong đó, đáng chú ý nhất là những định hướng Quy hoạch

Tiếp tục đọc

Khủng hoảng lòng tin và cơ hội đổi mới

Tác giả: Nguyễn Quang Dy (Viet-studies)

KD: Một bài viết kỹ lưỡng về thời cuộc, từ thực tiễn của nhiều quốc gia cho tới VN, khá sắc sảo, về cơ hội đổi mới để phát triển
Tuy nhiên, chủ Blog xin biên tập một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog KD/ KD  😀
—————-
Những biến thiên lớn và nhân vật lớn trong lịch sử đều xuất hiện hai lần: lần đầu như một bi kịch, lần thứ hai như một hài kịch! Bi kịch trở thành hài kịch, để làm gì? để vui vẻ từ bỏ quá khứ mà đi tới”. (Kark Marx Toàn tập, Tập 8. NXBCTQG. ST 1993, tr.145).

Hiện tượng toàn cầu

Trong các loại khủng hoảng trên đời này, có lẽ khủng hoảng lòng tin là nguy hiểm hơn cả, vì nó tác động đến tâm thức con người, làm thay đổi tư duy và hành động. Khủng hoảng lòng tin thường diễn biến âm thầm rất khó nhận biết, giống như căn bệnh ung thư, khi nhận biết được thường là quá muộn, vì nó đã di căn rồi rất khó chạy chữa. Vậy thực trạng và nguyên nhân của nó là gì? Hệ lụy của nó ra sao và khắc phục thế nào?

Khủng hoảng lòng tin không phải là “đặc sản” hay độc quyền của một quốc gia hay xã hội nào, mà là một hiện tượng phổ biến (toàn cầu) và là một vấn nạn của nhân loại. Nó diễn ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu có khủng hoảng kinh tế – chính trị, hay khủng hoảng văn hóa – tư tưởng. Lòng tin là một thứ khó tìm, nhưng dễ đánh mất, và một khi mất rồi thì rất khó lấy lại. Không ai có thể cấm đoán hay “quản lý” được lòng tin con người. Người ta chỉ có thể xây dựng lòng tin (building confidence) bằng sự tin cậy (chứ không phải bằng lừa phỉnh).

Tiếp tục đọc

Cả họ làm quan’ và chuyện chạy ghế 200 triệu

Tác giả: Kỳ Duyên

Nếu không quyết liệt, nước Việt sẽ đi đằng nước Việt, mà phát triển đi đằng… phát triển!

‘Ghế nóng’ chủ tịch và chuyện phân quyền, lạm quyền

Trong tuần này, bên cạnh một sự kiện lớn- công bố Dự thảo Báo cáo chính trị để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngẫu nhiên có hai vụ việc khác thu hút không kém sự quan tâm của dư luận XH bởi tính bất ngờ, tính phổ biến của nó. Và xét cho cùng, cả hai vụ việc vi mô này cũng rất liên quan tới những vấn đề vĩ mô mà dự thảo bản báo cáo chính trị vừa công bố.

Từ “chi bộ họ ta” đến “huyện họ” ta

Một, là câu chuyện 600 Phó Chủ tịch xã là những người trẻ, tốt nghiệp ĐH, tình nguyện về các xã khó khăn công tác, thuộc “Đề án tăng cường gần 600 Phó Chủ tịch xã về 64 huyện nghèo trong cả nước”, do Bộ Nội vụ chủ trì, nay đã chuẩn bị kết thúc sau 05 năm họ thực hiện nhiệm vụ.

Hai, là câu chuyện của huyện Mỹ Đức (Hà Nội) một huyện nông nghiệp, bộ máy chính quyền có 13 phòng, ban thì đã hơn 10 người là anh em, họ hàng với bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.

Tiếp tục đọc