KD: Vào mạng, thấy bức ảnh thu ở Châu Âu đẹp quá. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Nhìn bức ảnh như một bức tranh thu này bỗng nhớ quá những phong cảnh mê hồn của nước Anh
Tác giả: Tuấn Khanh
KD: Khi giàu có lên rồi, người ta vẫn thấy đời sống này là chưa đủ cho họ. Vì sao. Vì để sống như một con người, người ta còn cần nhiều thứ nữa. Những thứ đó có khi giàu có cũng không thể có, và người Việt giàu có thường tìm đến một chân trời khác. Đương nhiên những người Việt nghèo thì chỉ đành lo miếng ăn. Với người Việt nghèo, miếng ăn đã là một…. chân trời mới của họ 😦
————-
Đọc thêm Kỳ I: https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/09/23/nguoi-viet-co-giau-len-de-lam-gi/
Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.
Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình. Tiếp tục đọc
Không chấp nhận sự khác biệt
Nhìn từ góc độ của thể chế (hiện và ẩn) thì xã hội Việt Nam hội tụ cả những đặc tính của thể chế dung hợp (inclusive– dung nạp, chấp nhận sự khác biệt) và bất dung hợp (extractive– không chấp nhận sự khác biệt trong khi một số nhóm người được ưu ái hưởng các đặc quyền đặc lợi trong sử dụng các nguồn lực và cơ hội thăng tiến một cách bất bình đẳng nếu so sánh với các nhóm cộng đồng dân cư khác).
Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần hiện nay với các quy định pháp luật cụ thể là một phần của thể chế hiện mang tính dung hợp.
KD: Nhưng người Việt vẫn cảm thấy hạnh phúc và lạc quan nhất thế giới là được rùi 😀
———–
Bạn phải đăng nhập để bình luận.