Một ly sữa

Tác giả: ST (theo FB Đức Bảo Phạm)

.Đây là câu chuyện có thật. Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895

——


Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói.

Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Tiếp tục đọc

Khủng!

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, không thấy đề nguồn xuất xứ. Toàn chuyện Khủng. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Chúc bạn đọc cuối tuần thư giãn vui vẻ  😀

Nếu có xuất xứ, chủ Blog xin được bổ sung

———
1.Con muỗi lớn nhất thế giới. Lớn hơn một con ếch trưởng thành, bắt được tại Trung Quốc,
Hiện được chưng bày tại Viện Bảo Tàng.

khung 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Tướng Công an sửng sốt với án giết người ở nông thôn

Tác giả: Chung Hoàng (ghi)

.KD: Các bác là công cụ bảo vệ chế độ mà còn sửng sốt thì người dân còn đau đớn đến thế nào nữa ?

—————-

 Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, phân tích nguyên nhân xảy ra dồn dập các vụ án dã man ở nông thôn thời gian qua.

Làm gì để không còn những ‘thảm án Bình Phước’?
40 ngày – 3 thảm án chấn động, giết người chỉ vì tức

Ông Phan Anh Minh có một bài tham luận tại hội thảo khoa học của Bộ Công an chiều nay, trong đó ông đưa ra quan điểm của mình về những vụ án hình sự rất man rợ xảy ra ở địa bàn nông thôn, vùng hẻo lánh, vùng sâu vùng xa gần đây khiến dư luận và bản thân ông rất sửng sốt.

nông thôn, công an, thiếu tướng, Phan Anh Minh
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM

“Nhưng sau xuống tận địa bàn để họp, đặc biệt là ở Bình Phước, tôi về suy nghĩ và ngộ ra rằng: Xã hội ta hiện nay đang có sự tái cơ cấu bắt buộc kinh tế nông thôn, do năng suất lao động nông nghiệp hiện đang rất thấp.

Thậm chí có người nói với tôi chúng ta đi sau Thái Lan hai chục năm. Tôi cũng đã quan sát ở TP.HCM và nhiều khu vực khác, nông dân không phải mất đất mà họ có đất nhưng sản xuất chi phí quá cao, không tiêu thụ được mà rất nhiều thanh niên nông thôn không muốn làm nông dân”, ông nói.

Tiếp tục đọc

Họ còn có mắt hay không?

 Tác giả: Như Phong.

KD: Thú thực, mình không thích cái title bài này, kẻ cả, dạy dỗ mắng mỏ ghê quá, nhưng thấy cần phải đưa, vì những công trình kiến trúc  của Thủ đô đăng trong bài này đều rất xấu, nặng nề, rõ ràng làm xấu đi HN vốn đã xô bồ nhếch nhác. Riêng kiến trúc UBND bị chê giống như cái máy chém, mình không thấy xấu, mà nghĩ biết đâu đó là thông điệp “ngầm” thì sao? Còn lại tất cả những kiến trúc đều gây “ấn tượng” rất ngượng ngùng vì nó xấu quá.
Không hiểu con mắt thiết kế của các KTS VN ra răng nữa  😀
——————-
Có lẽ chưa khi nào dư luận lại “sôi sục” về tòa nhà số 8B phố Lê Trực (nay là 167 Trần Phú) – “pháo đài dòm xuống Lăng Bác” như những ngày này.

Chưa cần bàn chuyện đúng sai trong quá trình đầu tư xây dựng.

Chưa cần bàn chuyện tòa nhà này sẽ liên quan đến an ninh như thế nào đối với khu Chính trị Ba Đình… Mà chỉ cần nhìn về mặt kiến trúc thì rõ ràng đây là một tòa nhà xây dựng… quá hỗn láo đối với các công trình kiến trúc khác như Lăng Bác, Văn phòng Chính phủ, Nhà Quốc hội…

ho con co mat hay khong
“Tòa nhà pháo đài dòm xuống Lăng Bác”

Hình như những nhà kiến trúc sư chịu trách nhiệm về quy hoạch kiến trúc đô thị của Hà Nội…không có mắt thì phải? Hay là mắt họ để đi đâu? Tại sao họ lại cho thiết kế một tòa nhà như sắp úp xuống Lăng Bác như vậy.

Tiếp tục đọc

Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của VN.

Tác giả: Đặng Hùng (Hội Khoa học Lịch sử VN)

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

————–

Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).

Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.

Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược

Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851). Tiếp tục đọc