Tiết lộ gây sốc về tranh chấp bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên”

Tác giả: Đậu Dung

KD: Mấy hôm nay vụ kiện tụng nhau này ầm ĩ trên mạng. Mình thật ra không muốn đưa vì đọc thấy chán phèo. Chỉ buồn cười lời bình của Bọ Lập, xin copy lại đây, vì thấy nó đúng quá: “Thơ dở thì ai cũng có thể làm được, nên việc tranh chấp vừa khó vừa buồn cười”.

Nhưng nay xin đưa lên để bạn đọc có thông tin và hiểu một vụ việc “chẳng có gì (hay) mà cũng ầm ĩ thế”  😀

Một chút tâm sự riêng tư nhân trường hợp này: Mình không phải dân thơ chuyên nghiệp, làm thơ chỉ như một bản năng muốn được gửi gắm tâm trạng những lúc cô đơn, buồn vui. Và mình cũng không sao nhớ được thơ mình, để đọc, khi bạn bè yêu cầu. Mình thấy ngượng và không thích đọc thơ mình bao giờ, cũng không có năng khiếu đọc thơ, nhớ thơ. Mình nghĩ đọc thơ người khác nghe có gì như… tra tấn nhau  😀 

Nhưng ai đó đăng thơ của mình trên FB, hay Blog của họ, chưa cần đọc tên tác giả, mình nhận ngay ra đó là thơ mình viết. Rất buồn cười là vậy.

————–

Khi câu chuyện bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên” chưa ngã ngũ thì nhà thơ Bàng Ái Thơ, con gái của nhà thơ – họa sỹ Bàng Sĩ Nguyên, cháu gái nhà thơ Bàng Bá Lân đã lên tiếng xác nhận rằng, vào hồi tháng 4/2011, bà đã được đọc bài thơ này; người viết ra nó là một tác giả nam, và anh ấy là một người lính. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này.

Diễn biến mới xung quanh vấn đề bản quyền của phần lời ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”

“Đừng vội ném đá người ta”Ái nữ của một trong những người sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) cho biết: “Đừng vội ném đá người ta bởi tôi tin bạn Phúc nói thật”. Chia sẻ độc quyền của nhà thơ Bàng Ái Thơ với PV candonline được đưa ra khi câu chuyện về bản quyền bài thơ nổi tiếng này đang trở nên căng thẳng trong dư luận, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng anh Ngô Xuân Phúc, người nhận mình là tác giả của “Tổ quốc gọi tên” bị “ảo tưởng” và “có dấu hiệu về tâm thần”…

Nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại, năm 2010, bà có đi Cô Tô và hoàn thành bản thảo tập thơ “Mắt lặng”, trong đó có bài “Cô Tô từ phía khơi xa”. Sau khi in xong tập thơ, bà đã mang tặng bạn bè của mình; rồi bằng một cách nào đó, bài thơ đã đến tay nhà thơ Anh Vũ ở Bắc Giang (nhà thơ Anh Vũ sinh năm 1943 tại Bắc Ninh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam – PV). Lúc đó, nhà thơ Anh Vũ đã gửi đến bà tập tham luận về nhà thơ Anh Thơ nhờ bà xem có gì cần góp ý không; kèm bài thơ đang gây bão dư luận trên.

Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ có bài thơ “Tổ quốc gọi tên” đang gây tranh cãi.

Tiếp tục đọc

Đừng tự giết mình

 
Cơn bão salbutamol – chất tạo nạc được trộn vào thức ăn nuôi heo còn chưa được giải quyết, thì nay Thanh tra Bộ NN-PTNT lại phát hiện loại chất cấm mới (được gọi là vàng ô) tiếp tục được sử dụng trong chăn nuôi gà để tạo màu sắc đẹp. Cũng giống như chất tạo nạc, vàng ô gần như không bị đào thải khỏi cơ thể vật nuôi và nó là chất gây ung thư.
Câu chuyện bây giờ không còn là của mấy hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất tham lợi nhuận, bất chấp việc gây hại cho sức khỏe cộng đồng, mà là của cả ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.
Với những chất cấm sử dụng tràn lan, với những mặt hàng thịt gia súc, gia cầm mất an toàn vệ sinh như vậy, chúng ta có gì để mà cạnh tranh khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết? Khi mà ai cũng biết, chăn nuôi vốn được xem là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất khi VN gia nhập TPP.

Tiếp tục đọc

Bà Phạm Chi Lan: TPP sẽ gặp phải sự chống đối của các nhóm lợi ích ở VN

Tác giả: Khánh An-VOA

.KD: Chính vì thế , cải cách thể chế (kinh tế) là một đòi hỏi sớm muộn phải diễn ra, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Cải cách thể chế ở đây còn bao gồm cải cách hành chính, thủ tục đầu tư, bất động sản… để các DN tư nhân đỡ bị “hành là chính”

————–

Người lao động làm việc tại một xưởng may ở ngoại ô Hà Nội. Nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như Lever Style, có nhiều thân chủ có uy tín như nhãn hiệu Hugo Boss và J. Crew đã bắt đầu chuyển khâu sản xuất của họ từ miền Nam Trung Quốc sang Việt Nam trong mấy năm gần đây.

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế Việt Nam Phạm Chi Lan cho rằng Hiệp định TPP (Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) vừa đạt được giữa 12 quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện ‘cuộc cải cách lần 2’, và theo bà, cuộc cải cách lần này chắc chắn sẽ gặp phải sự chống đối từ các nhóm lợi ích, buộc Việt Nam phải cân nhắc giữa lợi ích của các nhóm này với lợi ích của đông đảo người dân. Mời quý vị theo dõi chi tiết trong cuộc phỏng vấn sau đây giữa Khánh An của Ban Việt ngữ đài VOA với bà Phạm Chi Lan, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Việt Nam.

Tiếp tục đọc