Kỷ niệm 105 ngày sinh Nhà văn Nguyễn Tuân (1910 – 2015): Điều tôi chưa kể với nhà văn Nguyễn Tuân

 Tác giả: Hoàng Kim Đáng (Hội Nhà văn VN)

 KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Hẳn anh hồn nhà văn cũng sẽ thư thái lắm khi nghe câu chuyện, hiểu bạn đọc yêu quý mình nhường nào…
———

Cuối năm 1984, tôi từ miền Trung mang bức thư của Nhà xuất bản Đà Nẵng ra và khẩn khoản mời ông viết lời bạt cho  cuốn sách. Xem thư xong ông  hỏi:

– Những ai tham gia cuốn sách này?
 

Nhà văn Nguyễn Tuân

– Thưa bác, người viết lời dẫn là Giáo sư Tiến sĩ, Nhà nghiên cứu Dân tộc học Lê Văn Hảo. Tranh nghệ thuật của hai họa sĩ Bùi Xuân Phái và Lưu Công Nhân. Ảnh in trong tập sách do chính người đưa thư thể hiện. Ông rót rượu mời tôi và mỉm cười: – Mình đồng ý cộng tác. Bạn vào nói với Nhà xuất bản như vậy.

Sau khi uống xong chén rượu, tôi tiếp luôn:

Tiếp tục đọc

Thông báo

KD: Thời gian qua, Blog KD/ KD có nhận được những email có đường link lạ, hoặc bài viết dưới dạng gửi bằng file. Xin thông báo với bạn đọc, Blog KD/KD  có một nguyên tắc, không nhận bất cứ bài vở, thông báo dưới dạng đường link, hoặc file gắn kèm. Nếu nhận được, chủ Blog không sử dụng, và cũng không trả lời

Xin một lần nữa thông báo lại để bạn đọc biết!

Báo động chuyện học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô

Tác giả: Xuân Trung

KD: Chán ớn các vị quan chức Bộ GD, giờ còn báo động cái nỗi gì nữa. Chuyện học sinh nói tục, chửi thề phổ biến là chuyện từ lâu lắm rồi. Bây giờ mới kêu báo động, thì hoặc là các vị quá quan liêu, hoặc là bởi tâm lý thành tích, không dám nhìn thẳng vào sự thật.

———-
“Đáng buồn là trong nhà trường hiện nay, tình trạng học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn tuổi không còn là hiện tượng cá biệt”.

Nhận định trên của ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) tại hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hơp nhà trường-gia đình-xã hội diễn ra từ ngày 9-10/10 tại Hà Nội.

Tâm lý học sinh đang diễn biến xấu

Trước thực trạng các vụ bạo hành học đường, tội phạm ngày càng trẻ hóa, nhiều vấn đề liên quan tới tâm lí giới trẻ đang đặt ra cho xã hội nhiều điều lo ngại.

Tiếp tục đọc

Thách thức mới của nước Việt và chuyện người tài bị kiện

Tác giả: Kỳ Duyên

Nhưng chắc chắn một điều, từ hội nhập TPP của nước Việt đến một hợp đồng dân sự của công dân, đều đòi hỏi sự hiểu biết luật chơi một cách khôn ngoan và chặt chẽ, sự nỗ lực vượt bậc khi chấp nhận cuộc chơi, mới hy vọng… trưởng thành.

Những ngày này, có một sự kiện lớn thu hút sự chú ý, quan tâm của cả XH, nhất là giới doanh nghiệp, bởi liên quan mật thiết đến vận mệnh sống còn của họ. Đó là Việt Nam đàm phán thành công việc gia nhập TPP- Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương- gồm 12 quốc gia thành viên, bao gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, VietNam, Mỹ và Nhật Bản.Khỏi phải nói trên các trang mạng truyền thông, hàng trăm bài báo nhất loạt bình luận sự kiện này dưới các góc nhìn đa chiều.

“Buôn có bạn bán có phường”

Cho dù là thời hiện đại, thì thành ngữ dân gian từ xa xưa của nước Việt buôn có bạn bán có phường vẫn luôn nóng hổi tính thời sự.

Tiếp tục đọc

Càng gần Đại hội Đảng, càng phải đề phòng cảnh giác sinh biến ở Biển Đông

Tác giả: Ts Trần Công Trục

Trong bối cảnh giao thời, chuyển giao quyền lực lãnh đạo ở hai quốc gia mà Bắc Kinh xem như “cứng đầu” nhất ở Biển Đông, thời điểm này là cực kỳ nhạy cảm.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Tình hình Biển Đông diễn biến ngày một phức tạp và ẩn chứa nhiều nguy cơ, rủi ro kể từ sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Hai bên đã không đạt được bất cứ tiến triển nào trong vấn đề đảm bảo tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế, trật tự và hiện trạng ở Biển Đông đang bị phá vỡ bởi các hành động leo thang của Bắc Kinh xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Tiếp tục đọc