​Vì sao Singapore có những đứa trẻ thông minh nhất thế giới?

Tác giả: D. Kim Thoa
.
KD: Thật ra, các ông bố bà mẹ VN lo đầu tư để con họ học giỏi cũng không kém. Có điều họ lo đầu tư cho học thêm, để đỗ các kỳ thi và đỉnh cao là đỗ đại học. Bởi bản chất nền GDVN là học… để thi!  😦
.
Đó là điểm khác biệt căn bản của nền GDVN với nền GD các nước tiên tiến, mặc dù GDVN luôn nhắc đến 04 cột trụ đúng đắn của UNESCO: Học để biết, học để làm; học để tồn tại và học để chung sống.————

Theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Singapore là nước có những học sinh trung học thông minh nhất thế giới. 
.
Thế giới bây giờ chỉ tưởng thưởng cho những người biết sử dụng sáng tạo những kiến thức họ có chứ không phải chỉ học thuộc lòng - Ảnh: Business Insider
Thế giới bây giờ chỉ tưởng thưởng cho những người biết sử dụng sáng tạo những kiến thức họ có chứ không phải chỉ học thuộc lòng – Ảnh: Business Insider

Theo CNN, chính sự thành công trong lĩnh vực học thuật đã giúp Singapore vươn mình trở thành một nền kinh tế thịnh vượng. Và cách để quốc đảo sư tử xây dựng hệ thống giáo dục của họ có lẽ sẽ để lại nhiều bài học cho các quốc gia khác trên thế giới.

Tiếp tục đọc

Việt Nam ‘hướng tới dàn lãnh đạo trẻ’

Tác giả: BBC Tiếng Việt

KD: BBC chỉ được cái chuyên “cầm đèn chạy trước ô tô”. Nhưng điều đó đúng ở chỗ, tư duy trẻ, và phong cách lãnh đạo trẻ, xông xáo bao giờ cũng là những yếu tố được lòng dân hơn cả. Và ngược lại…

Vì xu thế thời đại với những ấm lạnh khó lường của lịch sử luôn cần người lãnh đạo một quốc gia có tư duy trẻ, hợp quy luật phát triển của thực tiễn đời sống và nhân loại.

————-

Khác với các nền dân chủ, ứng viên cho dàn “tứ trụ” của Việt Nam không công khai chạy đua.

Tuy danh sách nhân sự chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ là đồn đoán, có ý kiến cho rằng chắc chắn có thay đổi trong phương hướng và phong cách.

Giáo sư Zachary Abuza, nhà nghiên cứu Đông Nam Á từ Học viện Chiến tranh Quốc gia (National War College) Hoa Kỳ, nhận định rằng các thay đổi nói trên đang dần lộ diện cùng Hội nghị Trung ương 12 hiện đang họp tại Hà Nội. Tiếp tục đọc

Cơ bản tán thành phương án chọn chức danh lãnh đạo chủ chốt

Tác giả: TTXVN
.
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với Báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.
.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12, chiều 11-10 - Ảnh: VGP
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12, chiều 11-10 – Ảnh: VGP

Theo TTXVN, chiều 11-10, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 7 ngày làm việc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại những kết quả chủ yếu đạt được và làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương.

Kinh tế – xã hội đạt kết quả khá toàn diện

Tiếp tục đọc

Cụ Phan Chu Trinh: 10 Điều bi ai của dân tộc VN

Tác giả: Phan Chu Trinh (theo FB Đức Bảo Phạm)

KD: 10 Điều bi ai mà cụ Phan Chu Trinh đã chỉ ra, 100 năm sau vẫn… nguyên vẹn, không sứt mẻ được điều gì. Có lẽ tại cái nước Việt mình nó thế  😦

————-

Phan Chu Trinh

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con. Tiếp tục đọc

Toà có xử được “án thơ”?

 >> Tiết lộ gây sốc về tranh chấp bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên”

Nóng bỏng hai bờ chiến tuyến

Bắt đầu từ khi khởi phát cuộc tranh chấp, ý kiến của dư luận đã chia làm hai phe nóng bỏng, vô cùng căng thẳng. Một bên ủng hộ anh bộ đội yêu thơ, lên án nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, một bên tin tưởng vào tư duy và uy tín của một người làm sáng tạo, với những sáng tác được công bố rõ ràng và có tính hệ thống Tiếp tục đọc

Hiểu thế nào là nước lớn ?

Tác giả: FB Thọ Phạm Tuấn

.KD: Bài viết về nước lớn, nước “nhỏ” với những lý luận chắc chắn, hợp lý, thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 

—————-
Nhân tiện về chuyện Tàu chiếm phá Biển Đông,chuyện Nga đánh chiếm Ukr, chuyện Barack Obama và )bâm aTập sắp thăm VN – Có nhiều ý kiến trái chiều nhau về nước lớn.

 

Điều đầu tiên để đánh giá sức mạnh của một nước cần để ý là kinh tế và quân sự,sau đó là thế cờ mà nước đó trên bàn cờ thế giới…..Khi đó thì chữ “nước lớn” không phải là điều cần quan tâm nhất đâu;vì vậy càng không phải sợ nước lớn.

Nước lớn như Nga và Tàu không có gì đáng phải để một nước nhỏ phải sợ,mà chỉ biết để hiểu là đủ.Miến Điện không sợ Tàu,Ukr không sợ Nga là một thực tế chứng minh. Tiếp tục đọc