Tuổi trẻ- tài cao

Tác giả: N. Triều (Tuổi trẻ) Quốc Huy-  Vũ Trung (VieNamNet) và theo PL t/p HCM

.KD: Dư luận trên các trang mạng XH xôn xao vì cùng gần như một lúc, các địa phương xuất hiện hình ảnh các nhân sự trẻ tuổi đã có vị trí cao trong tổ chức đảng, hoặc chính quyền. Xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ, mừng cho tuổi trẻ – tài cao  😀

——-

Ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Ông Nguyễn Thanh Nghị – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, phó bí thư Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh – được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Ảnh HỮU ĐỊNH
Ông Nguyễn Thanh Nghị – Ảnh HỮU ĐỊNH

Sáng 16-10, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Hồng Anh – uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư – đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa X gồm 56 người. Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất diễn ra tối cùng ngày đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 16 người, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy 11 người. Hai phó bí thư Tỉnh ủy là bà Đặng Tuyết Em (tái cử) và ông Phạm Vũ Hồng – phó chủ tịch UBND tỉnh.

Tiếp tục đọc

Quan chức Việt Nam ra nước ngoài

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn

KD: Mình tin và hoàn toàn chia sẻ với bài viết này. Không phải là trình độ văn hóa, mà phông văn hóa quyết định. Mà muốn có phông văn hóa, thì phải từ GD gia đình, và cả khả năng tự đào tạo, tự học hỏi cuộc đời và biến nó thành “vốn văn hóa” riêng mình. Các bác quan chức trong bài viết này có thể có đủ thứ bằng cấp: Bằng ĐH, rồi học vị, học hàm,  bằng Chính trị cao cấp…, nhưng rất có thể lại chưa có cái bằng về “phông văn hóa”. Mà cái bằng đó thì khó mua, vì không đâu bán  😀

————

Nguồn: Trên mạng

Trong thời gian Seattle tôi hay ghé một quán phở gần khách sạn tôi ở trên đường số Sáu. Qua trò chuyện cùng người chạy bàn và ông chủ, tôi nghe được nhận xét của họ về các quan chức VN kể ra cũng thú vị.

Hôm đầu tiên gặp tôi và nghe nói tiếng Việt, anh chàng chạy bàn liền nấn ná làm quen. Anh hỏi tôi đến từ VN, và tôi chưa kịp trả lời, thì anh nói luôn: “Dân Sài Gòn hả?” Sẵn dịp, tôi đóng vai Anh Hai Sài Gòn luôn, để nghe anh nghĩ gì về người Việt trong nước.

Anh chạy bàn nói lâu lắm mới gặp người Nam sang đây công tác. Anh cho biết quán này phục vụ cho rất nhiều khách từ VN sang, nhưng đa số là người Bắc. Rồi để như không hiểu lầm, anh nói “Bắc Kì 75, chứ không phải Bắc Kì 9 nút đâu nghen”. Lần đầu tiên tôi nghe đến khái niệm “9 nút” (chắc là 54). Nghe kiểu minh bạch của anh làm tôi phì cười trong bụng, vì nghĩ bắc hay nam thì cũng là Việt Nam cả thôi.

Tiếp tục đọc

Tự xét mình, ngẫm thấy…

Tác giả: Nguyễn Chí Thành (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam- 2011)
.
KD: Muốn nói gì thì nói, nước Việt đang ở giai đoạn đầu- tích lũy tư bản. Và nền kinh tế thị trường phảng phất dư vị “tư bản hoang dã”. Chỉ tiếc, kinh tế thị trường nước Việt đi sau rất nhiều quốc gia, nhưng dường như không rút được bất cứ bài học nào về quản lý XH. GD, VH  những lĩnh vực làm nên nhân cách, cốt cách con người, rút cục cũng chỉ chạy theo đồng tiền là trên hết. Con người hoang dã sống, hoang dã giẫm đạp pháp luật…
————–

Lâu rồi, tôi có quen một phóng viên nước ngoài. Tình cờ trong quán cà phê phố cổ, sau thành bạn thân. Làm nghề viết báo, nay dọc mai quên, anh lại mê triết học. Một cây bút có tài, động vào cái gì cũng sắc sảo. Mấy năm học ngôn ngữ, “ăn mòn bát” Việt Nam, tiếng Việt làu làu. Anh là một người có điều kiện nghiên cứu Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo, rồi cả Phật giáo. Nhìn mọi sự ở đời, anh thường truy nguyên nguồn gốc rồi triết lý. Rất hay nhắc câu nói của triết gia cổ Hy Lạp Socrates: “Phải tự xét mình, vì sống mà không suy xét không đáng gọi là sống”.

Lúc rỗi rãi, tôi và anh thường tìm đến một ngôi chùa khuất nẻo, vắng vẻ. Lần ấy lại vào Văn Miếu, khi chiều tắt nắng, vắng người. Ngồi sau gốc đa khuất xa lầu Khuê Văn Các, tôi hỏi, sao anh hay nhắc tới Socrates, người chưa tự tay viết một câu chữ nào để lại hậu thế? Đúng là ông không viết chữ nào, anh nói, nhưng cũng như đức Phật, đức Khổng Tử ở phương Đông, Socrates là triết gia gây ảnh hưởng đậm nhất lên lịch sử tư tưởng phương Tây. Câu châm ngôn nổi tiếng mà ông theo đuổi suốt đời là: “Hãy biết chính mình!”. Thay vì bàn chuyện vũ trụ xa vời, ông chỉ quan tâm đến thế sự. Ông tin, ai ai cũng biết lẽ phải, sẵn sàng làm theo lẽ phải, nếu được thức tỉnh.

Tiếp tục đọc

Giám đốc Sở tuổi 30 và người anh hùng chăn bò

Tác giả: Mi An

KD: Cuộc đời này luôn tồn tại những giá trị thật và rất nhiều giá trị … rởm  😀

——————–

 Mới đây thôi, chúng ta phải vĩnh biệt một người anh hùng vô cùng đáng trân trọng, ông Hồ Giáo- người chăn bò vĩ đại ra đi ở tuổi 85.

.

Giam doc So tuoi 30 va nguoi anh hung chan bo

Người Anh hùng lao động Hồ Giáo suốt một đời chỉ gắn bó với đàn bò…

Báo chí, người dân, mạng xã hội vài ngày nay đều loan tin đầy tiếc thương về sự ra đi của Anh hùng lao động Hồ Giáo, người đã 2 lần được phong danh hiệu cao quý này với một công việc bình dị nhất: chăn bò.

Có lẽ ai từng học phổ thông cũng đều biết đến ông qua đoạn trích “Đàn bê của anh Hồ Giáo” trong sách giáo khoa, đoạn văn dạy cho chúng ta về tình thương và lòng tận tụy mà một con người có thể dành cho loài vật. Ông Hồ Giáo coi lũ bê ở nông trường như con cái mình, ông làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng tình yêu và sự hy sinh. Tiếp tục đọc