Tác giả: Nhà văn Thiếu Sơn (Đời sống tinh thần, NXB Đời mới, 1945)
.KD: Một bài tạp văn thật trong sáng, chân thành, cảm động của một nhà văn. Chợt nhớ kỷ niệm lớn nhất trong đời- đó là khi mình cố leo lên cái chòi cao ở Đất Mũi (Cà Mau) trong chuyến công tác. Gió rất lộng, tưởng thổi bay cả người. Và đứng trên chòi, nhìn ra xa, thấy được cả đường viền Đất mũi, nơi xa nhất tiếp giáp với biển. Sóng biển ngày đêm táp vào làm lở đất, người dân nơi đây phải dùng những thân cây dừa, những bao tải đất, cát, xi măng đắp bồi để gìn giữ…
Nhìn thấy những đường viền gồ ghề của Tổ quốc, mà bỗng cay mắt!
Đứng về phương diện khách quan thì Tổ quốc của người Việt nam chỉ là một dải đất từ Nam chí Bắc, có biển sông chạy dài, có núi cao điểm xuyết có sông lớn chảy ngang, có sông con đi dọc mà thôi.
Nhưng đứng về địa vị chủ quan thì trên cái dải đất đó, mỗi người Việt Nam đều có gửi gắm cái linh hồn đặc biệt của mình, nhờ cái linh hồn đó sát nhập vào núi sông mà núi sông mới có nhiều ý nghĩa.
![]() Thiếu Sơn (1908 – 1978) – Nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học |
Tổ quốc đối với ta khi còn nhỏ, trước hết chỉ châu tuần trong phạm vi một cái nhà, mà đồng bào lúc ấy, ta chỉ biết có cha mẹ, anh em và những thân gia quyến thuộc của ta mà thôi.
Ta yêu cái nhà đó thuần chỉ bằng tình cảm, hễ ai đem ta đi xa thì ta nhớ, mà hễ đem về gần thì ta vui, nhưng tịnh không biết vì đâu mà vui, mà nhớ cả.