Thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư

Tác giả: Nghĩa Trung

.KD: Mọi việc cuối cùng rồi cũng đi đến ngả kết thúc. Trong vụ tranh cãi này, ai là kẻ “đạo thơ” ai cũng có thể nói khá rõ ràng khi mà “Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư“, mặc dù trước đó, chị đã “gửi một lá đơn đến Ban chấp hành Hội, nội dung xin trả lại giải thưởng sau khi có dư luận Phan Huyền Thư đạo thơ”.

Tuy nhiên, cần thấy thái độ trả giải thưởng của nhà thơ Phan Huyền Thư trong sâu xa vẫn không phải là sự phục thiện thực chất. Dù chị đã “xin lỗi nhà thơ xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan về sự việc xảy ra, xin lỗi độc giả thơ cả nước, các nhà báo, xin lỗi gia đình vì đã làm họ mệt mỏi buồn bã”,  nhưng vẫn khăng khăng với Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội rằng bài Bạch lộ được chị viết năm 1996 với tên ban đầu là Độc ẩm, rồi gửi cho một số tạp chí ở Mỹ!

Có nghĩa là chị vẫn không “đạo thơ”. Chị xin lỗi bởi thái độ dư luận XH làm ảnh hưởng đến những người trong cuộc, trong đó có gia đình chị. Sự tinh vi, và sỹ diện đến tận cùng là ở chỗ đó

Blog KD/KD xin đăng thêm một bài viết nữa bình về vấn đề này để thấy rằng, thái độ xin lỗi, nhận lỗi vẫn cho thấy tư cách văn hóa, nhân cách người cầm bút đứng ở đâu.

Và Hội Nhà văn HN thêm một kinh nghiệm “Chọn đạo thơ gửi… giải” ra sao

————–

Chiều 20/10, Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.

phan_huyen_thu_VSTU.jpg.ashx

Cuộc họp kết thúc lúc 16h30, tham dự có một số ủy viên Ban chấp hành: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, đi đến quyết định thu hồi giải thưởng trên cơ sở những phát hiện mới nhất về việc nghi đạo một số bài thơ của Phan Huyền Thư.

Trước đó, buổi sáng 20/10, Phan Huyền Thư gửi một lá đơn đến Ban chấp hành Hội, nội dung xin trả lại giải thưởng sau khi có dư luận Phan Huyền Thư đạo thơ.

Tiếp tục đọc

Tân Sơn Nhất tệ nhất thế giới

Tác giả: N. Trần Tâm
 
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lại một lần nữa lọt vào nhóm 10 sân bay tệ nhất châu Á và lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách 10 sân bay tệ nhất thế giới với vị trí thứ 8.
Khảo sát sân bay thế giới tệ nhất 2015 của trang mạng chuyên xếp hạng sân bay khắp thế giới SleepinginAirports vừa công bố cho biết, trong danh sách 10 sân bay tệ nhất thế giới có một đại diện của VN là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, xếp vị trí thứ 8.
Cáo buộc nhũng nhiễu
Bình luận về Tân Sơn Nhất, trang mạng này viết: “Tân Sơn Nhất xấu đi rất nhiều trong mắt hành khách trong những năm qua bởi những cáo buộc về nhũng nhiễu. Nhiều người tham gia khảo sát cho biết cán bộ xin hối lộ để được giải quyết nhanh hơn; những ai từ chối hối lộ ngay lập tức bị xử lý chậm chạp hoặc làm trì hoãn một số thủ tục giấy tờ của hành khách. Một số than phiền khác về tín hiệu wifi nghèo nàn, nhà vệ sinh dơ bẩn và không nhiều lựa chọn nhà hàng. Nếu đến sân bay này, bạn chắc chắn phải giấu đi những vật có giá trị”.

Tiếp tục đọc

Lời khuyên của ông Vũ Quốc Hùng dành cho các tân lãnh đạo cấp tỉnh trẻ tuổi

Tác giả: Quốc Toản (thực hiện)

 Ông Vũ Quốc Hùng: “Chúng ta có thể chết đi, nhưng lịch sử không bao giờ chết. Lịch sử sẽ xem xét một cách công bằng tất cả những ai thật sự vì nước, vì dân”.

Tân Bí thư Đà Nẵng: “Không cho phép lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân”
.
LTS: Kết quả Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 vừa qua cho thấy, nhiều cán bộ trẻ tuổi được bầu vào Ban Chấp hành, thậm chí giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo địa phương…

Vấn đề đặt ra là, cần có cái nhìn khách quan, công bằng đối với những cán bộ ở độ tuổi trẻ có tâm, có tầm, được giao phó trọng trách quan trọng, thay vì tư duy theo kiểu “con cháu các cụ”.

Để làm rõ thêm vấn đề này, hôm 18/10, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

PV: Ông bình luận gì về việc nhiều cán bộ ở độ tuổi trẻ được bầu, bổ nhiệm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo địa phương thời gian gần đây?

Ông Vũ Quốc Hùng: Đây là điểm mới trong cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo. Nó cũng phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc lựa chọn cán bộ, đáp ứng điều kiện khi bầu cử (trong thành phần cấp ủy phải luôn có tỷ lệ xứng đáng là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc…).

Tiếp tục đọc

Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996”

Tác giả: theo Tuổi trẻ
.
KD: Đọc bài này chợt nhớ câu chuyện hai bà mẹ kiện nhau vì bà nào cũng nhận đứa con đó là của mình. Trong cuộc “đấu trí” bất ngờ này, ai sẽ là người thắng cuộc đây?  Xem ra, thời gian là cái mốc quan trọng nhất để người ta viết cũng chưa đủ, mà phải cả lúc người ta công bố công khai bài thơ đó.
.
Đương nhiên chắc chắn trong vụ này vẫn phải có một người là kẻ nói dối

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151019/nha-tho-phan-ngoc-thuong-doan-luong-tam-moi-nguoi-hieu-ro-ai-dao-tho-cua-ai/987748.html

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151019/lai-lum-xum-chuyen-dao-tho-hoi-nha-van-tpha-noi-se-yeu-cau-giai-trinh/987292.html

http://www.tienphong.vn/van-nghe/tac-gia-bai-tho-buoi-sang-phan-huyen-thu-hay-xin-loi-doc-gia-923130.tpo

Đến nay, bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn còn là một câu hỏi chưa ai ngoài cuộc có thể trả lời.

Sẹo độc lập được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội
Sẹo độc lập được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội

Chưa vội kết luận ai là người “đạo thơ” khi thấy Buổi sáng in trong tập Đếm cát (NXB Văn Học) ấn hành từ năm 2003, còn Bạch lộ in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao Động) ấn hành sau 11 năm, Tuổi Trẻ bước đầu chỉ khách quan ghi lại những “trần tình” từ chính hai tác giả.

Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và Phan Huyền Thư vừa chính thức gửi email đến Tuổi Trẻ.

Nhà thơ 
PHAN NGỌC THƯỜNG ĐOAN:

Tôi vẫn chờ ở Thư một câu trả lời

Tiếp tục đọc

Ăn cắp một bài thơ có “lớn” không?

Tác giả: Nguyễn Đình Bổn

KD: Mình cũng rất ngạc nhiên có những stt và có hẳn một bài nghiên cứu của một nhà nghiên cứu văn hóa có tên tuổi ngụy biện bênh vực cho sự đạo thơ, bằng cách dẫn chứng những chuyện trong quá khứ xa xưa của làng văn nghệ sĩ VN. Xin thưa rằng, đó là một thời của dân trí sau lũy tre làng, con người chưa có ý thức về sự ‘đạo thơ văn” và chưa có cả Luật về quyền Sở hữu trí tuệ. Không nên lấy thước đo tậm tịt của thời quá khứ để đo cho thời hiện tại.

Nhất là XH đang hướng tới hội nhập, cập nhật với những giá trị văn minh, sống theo Luật, không nên lấy sự sống quẩn quanh của lũy tre làng để bao bọc cho sự vi phạm luật. Kỳ lắm!

———–

 Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát 2003, của PN Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập 2014 của Phan Huyền Thư.

Tại VN, từng có chuyện trong đêm thiếu mồi, vài ba người bạn nhậu băng đồng bắt trộm vài con vịt, bị bắt họ ra tòa, lãnh mỗi người vài ba năm tù. Lại có chuyện anh công nhân nghèo kia, vợ mới sinh, ở nhà trọ, không tiền mua sữa cho con, túng quá làm liều, chạy ra đường giật một sợi dây chuyền. Bị bắt, ra tòa kêu án 3 năm!

Một bài thơ có giá bao nhiêu? Tùy người ăn cắp. Nếu đó là hội viên HNV, người nổi danh, nó sẽ có giá nhiều hơn vài ba con vịt, sợi dây chuyền, bằng nhuận bút và bằng cả… giải thưởng!

Tiếp tục đọc