Tác giả: Trang Kim (Thể thao và Văn Hóa)
KD: Tuy nhiên vụ việc này có vẻ không đơn giản, nếu đến thời điểm này, ông Ngô Xuân Phúc đã có hai người, nhà thơ Bàng Ái Thơ, và một bạn đọc nam sẵn sàng làm chứng rằng, bài thơ đó thuộc quyền sở hữu của ông Ngô Xuân Phúc 😀 ————— Trước đó, ngày 28/9, Ngô Xuân Phúc (một tác giả sinh năm 1980, sống ở Vinh, Nghệ An) viết trên mạng xã hội tự nhận là “tác giả của bài thơ Tổ quốc gọi tên mình”. “Bài thơ này năm 2008 đã được tôi chia sẻ ở blog cá nhân trên Google, trên trang cá nhân ở mạng xã hội MySpace và một vài trang mạng xã hội khác”. |
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này, ngày 2/10, nữ nhà thơ đã gửi thư ngỏ cho báo giới và công chúng khẳng định: “Phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúcxúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam, tôi yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10/10/2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống”.
![]() Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai
|
Day: Tháng Mười 21, 2015
Bao giờ bằng được Campuchia
Tác giả: Huy Đức
KD: Một bạn đọc trên FB gửi cho mình bài viết này Một bài viết lập luận chặt chẽ về “công tác cán bộ” . Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
Tuy nhiên, chủ Blog đã biên tập một đoạn cho phù hợp tinh thần Blog KD/ KD 😀
————-
Nhà báo Huy Đức
Không biết có phải vì các “thái tử đảng” xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: “Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử “.
Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh 1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân CPC. Hun Many – từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc – là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.
Hun Manet là người CPC đầu tiên học ở Học viện quân sự West Point và là một trong bảy học viên nước ngoài tốt nghiệp cùng khóa. Tất nhiên, yếu tố “con trai Hun Sen” đóng một vai trò quan trọng để Hun Manet trở thành tướng ba sao (2013) [Quân đội CPC đang có 5400 tướng + khoảng hơn 500 tướng công an]. Nhưng, để trở thành Phó tư lệnh Lục quân, Hun Manet cũng đã phải trải qua từng nấc thang: Phó tư lệnh cảnh vệ; Tư lệnh lực lượng chống khủng bố…Và, phải lập công. Tiếp tục đọc
Công bố phone, email, tiếp theo là gì?’
Tác giả: BBC Tiếng Việt
KD: Rồi bây giờ để đảm báo nói rằng ‘tôi trong sáng’, người ta mới nói là bây giờ theo cái kê khai, anh dám công khai là tài sản nhà anh có cái gì không? Để trong vòng một năm sau, một nhiệm kỳ sau, anh nhìn lại xem thử nó biến chuyển tài sản như thế nào- Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất (BBC)
Nhà báo Một góc nhìn khác quên rằng, việc công bố tài sản là làm theo quy định chung của tổ chức, của guồng máy, chứ có quan chức nào dám tự nhiên làm “khác đời” đâu 😀
————-

Cố Bí thư thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng từng công bố số điện thoại và địa chỉ thư điện tử, theo bình luận của một nhà báo độc lập, blogger từ thành phố này khi có tin tân Bí thư Đà Nẵng 39 tuổi đã nhận được nhiều tin nhắn, điện thoại từ người dân sau khi công khai các liên lạc cá nhân.
Đây là một việc làm thể hiện sự ‘tích cực’, tuy nhiên người dân chờ đợi vị tân lãnh đạo nên có những động thái ‘chiến lược’ hơn, vẫn theo quan sát, bình luận này.
Hôm 20/10/2015, nhiều báo Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư trẻ nhất của Đà Nẵng đã nhận được nghìn tin nhắn và hàng trăm cú điện thoại của người dân thành phố ‘phản ánh, kiến nghị và chia sẻ’ với ông về nhiều vấn đề mà họ quan tâm và đề nghị lãnh đạo thành phố cảng biển giải quyết. Tiếp tục đọc
Văn chương thời mạt
Tác giả: Lê Hồng Lâm
KD: Đọc cái title, mình …. mất điện luôn 😀
————–
.“Rồi tự nhiên dậy sóng vì một bài thơ đạo. Văn chương đã ẩm mốc lại càng thêm cái tội ăn cắp, nhếch nhác đến tội nghiệp.” nhà báo Lê Hồng Lâm bày tỏ quan điểm.
Có lẽ chưa bao giờ văn chương lại bị rẻ rúng như bây giờ. Rất hiếm người đọc văn chương, rất ít người bàn về văn chương, đặc biệt là văn chương Việt Nam.
Có một thời những cuốn sách in giấy đen xỉn chữ bé xíu in 50.000, 60.000 bản, có một thời những cuốn sách của Nguyễn Mạnh Tuấn về thế sự như Đứng trước biển, Cù lao chàm in hàng vạn bản và trở thành đề tài ăn khách nhất trên báo. Những năm 1990, lúc tôi đang còn học đại học và tiếp tục kéo dài đến hết thập niên cuối cùng của thế kỷ cũ, văn chương cũng vẫn còn được giá lắm.
Những tờ báo như Văn nghệ quân đội, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ có sức hút rất lớn, những giải thưởng văn chương mang lại rất nhiều danh tiếng cho người đoạt giải. Và quan trọng là người ta nói rất nhiều, bàn rất nhiều về nó. Những Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài rồi sau này là Phan Triều Hải, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… những năm 1990 nổi tiếng không kém gì các ngôi sao nhạc pop.
“Bệnh đồng phục” đang tàn phá xã hội Việt Nam
Tác giả: Ngọc Quang
.KD: Bài viết nêu một vấn đề rất đáng chú ý, và nó đã tồn tại suốt mấy chục năm, từ thời bao cấp. Đáng sợ nhất của “bệnh đồng phục” này là đồng phục về…. tư duy.
.Con người cá nhân bị thủ tiêu tư duy khác biệt và bị định kiến với chính cách nghĩ khác biệt. Mọi cách nghĩ, đã có “cấp trên” nghĩ hộ. Thói vô cảm, thờ ơ, ăn nói như những “con vẹt”, một XH thiếu năng động sáng tạo bắt nguồn từ “bệnh đồng phục” này.
.Và vô phúc thay cho cá nhân kẻ nào, dám không khoác lên “bộ đồng phục” tư duy, hẳn sẽ lên bờ xuống ruộng vì bị nghi ngờ, được “đội đủ thứ mũ”
————-
GS.Nguyễn Minh Thuyết: “Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu, không thể bắt Ngô Bảo Châu giỏi thơ như Trần Đăng Khoa”.
Nhiều người chỉ nói lấy được
“Bệnh đồng phục” không có trong thuật ngữ y học, nó không giống với bệnh ung thư, HIV… nhưng mức độ nguy hiểm lại đứng đầu trong tất cả các “bệnh”. Vì nó ẩn sâu trong mỗi con người, nhưng có phát tác hay không còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, phụ thuộc nhiều vào việc con người đó được dạy dỗ thế nào, tính cách ra sao.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, căn bệnh này có lẽ bắt nguồn từ nếp sống nhất nhất tuân phục lệnh trên, nhất nhất tung hô “những lời vàng ngọc” của người trên trong thời phong kiến.
Gửi về Sở GD và ĐT Thái Bình
KD: Tình cờ, chủ Blog KD/KD xem được clip này trên FB của Tran Dinh Vu, thấy ghi chú “Học sinh Trường Thái Thụy- Thái Bình đánh nhau như phim chưởng”. Phải gắng can đảm lắm mới có thể xem hết clip học sinh nữ đánh bạn tàn bạo, mà không có bạn nào can ngăn. Tôi rùng mình, không hiểu nổi, không lý giải nổi những cuộc đánh đấm nhau như thế này có ở những đâu đâu trên đất nước này, trong các trường học, nơi môi trường GD được coi là lành mạnh, và mô phạm?.
Nay xin đưa lên để Sở GD Thái Bình có thể kiểm tra