Tác giả: Tuấn Khanh
.KD: Đọc bài này của nhạc sĩ Tuấn Khanh, càng thấm thía thành ngữ: “Có tiền mua tiên cũng được”. Tiên cũng mua được nói chi đến con người đầy ham hố, và nhân cách cũng… xoàng xoàng.
Phải công bằng mà nói Võ Văn Minh là kẻ quá tham lam. Có điều làn sóng ghét THP quá mạnh khiến cho cán cân dư luận đến thời điểm này vẫn chưa thể rõ ràng, và bản chất vụ việc chỉ có một con ruồi chết, nhưng sự vận dụng những điều luật của Luật Dân sự lại vô cùng .. phong phú, đa dạng. Hệt như cuộc sống vậy
—————-

Anh bạn có cái quán nước nho nhỏ ở tít vùng ngoại ô Sài Gòn, mới đây kể rằng có khách ghé vào, vừa kéo ghế ngồi vừa kêu nước “cho cái gì uống đi, cái gì cũng được miễn không phải là đồ của Tân Hiệp Phát”.
Ở cái quán bé tẹo ấy, chưa có đến 5 cái bàn, khoảng hai tuần nay đã tiếp nhận loại thông điệp xã hội dân sự ấy không phải một lần rồi thôi. Đi xa hơn nữa, cũng có những người bán hàng đã bị lời nhắc của khách hàng làm thức tỉnh, về một dòng chảy đang lớn dần, trong việc không nên dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Thái độ từ chối của nguòi dân ngày càng rộng không phải vì tin tức các loại nước của công ty này bị cặn, bị lỗi, mà rõ là một cách bày tỏ rất quyết liệt: Không muốn chung sống cùng một xã hội với loại thương hiệu với cách ứng xử khuất tất.
Trong lịch sử Việt Nam từ hơn 40 năm nay, người Việt chỉ chứng kiến hai lần phong trào tẩy chay hàng hoá ở mức độ toàn quốc. Đó là cuộc tẩy chay hàng bột ngọt Vedan bởi nhà máy của công ty này làm ô nhiễm sông Thị Vãi, Đồng Nai, vào năm 2010. Lúc đó, sự nổi giận của đám đông vì số phận của một con sông. Còn lần thứ hai này, người ta chứng kiến phong trào kêu gọi tẩy chay toàn dân với một thương hiệu, bùng phát từ cách chà đạp số phận của một con người.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.