Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên đạt 10 triệu hit!

Bất ngờ, hôm nay, 4/1/2016, Blog KD/KD của mềnh cũng cán mốc 10 triệu hit! Hị.hị … Em Blog bé nhỏ của mình hóa ra cũng cố gắng ra phết, để phục vụ bạn đọc thân thiết gần xa. Ngược lại, em Blog của mềnh cũng nhận được rất nhiều tình cảm, sự chia sẻ của bạn đọc hàng ngày, mỗi vui buồn, ấm lạnh.

Cảm ơn Quý bạn đọc, các bạn bè thân thiết, các cộng tác viên yêu mến Blog KD/KD đã luôn gắn bó, cập nhật và gửi bài vở cộng tác cho Blog. Cảm ơn những góp ý chân tình của các quý bạn đọc để Blog KD/KD càng ngày càng có chất lượng hơn với tiêu chí Trí tuệ, Văn hóa, đóng góp chút ít về dân trí cho XH

Chúc Quý bạn đọc, bạn bè, các CTV thân thiết năm mới, sức khỏe, làm việc hữu ích và hạnh phúc!  😀

Cũng trong ngày hom nay, thật bất ngờ, mình nhận được lá thư tay của bạn đọc Vũ Ngọc Mậu, quê ở Thái Thụy- Thái Bình. Tiếp tục đọc

Thương hiệu chính trị-khắc tinh của hoàng hôn nhiệm kỳ

Tác giả: Phó Gs Ts Võ Trí Hảo (*)

KD:Khi các ứng viên bắt đầu cuộc đua, thì thời điểm kết thúc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama ngày càng tới gần; ông ta không còn bất kỳ cơ hội tái cử nào. Nhưng “hoàng hôn nhiệm kỳ” không diễn ra trong suốt 44 đời tổng thống của xứ sở này, không phải vì các tổng thống là thánh thần, mà bởi vì ở xứ đó tồn tại một thứ đóng vai trò khắc tinh của “hoàng hôn nhiệm kỳ”: thương hiệu chính trị (Võ Trí Hảo).

Đó là nước Mỹ. Còn ở các quốc gia khác, cần gì thương hiệu chính trị. Bởi có đâu mà cần? Quan trọng là vấn đề “đầu tiên”

Giờ này, ở bên kia bán cầu, hàng chục ứng viên đang tìm cách phô diễn tài năng xuất chúng, phẩm chất trong sạch, sự am hiểu dân nguyện trong cuộc đua trở thành ứng viên vào vị trí quyền lực nhất thế giới: Tổng thống Mỹ. Giám khảo trong cuộc đua này không ai khác chính là công chúng trong các cuộc thăm dò dư luận (poll).

Khi các ứng viên bắt đầu cuộc đua, thì thời điểm kết thúc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama ngày càng tới gần; ông ta không còn bất kỳ cơ hội tái cử nào. Nhưng “hoàng hôn nhiệm kỳ” không diễn ra trong suốt 44 đời tổng thống của xứ sở này, không phải vì các tổng thống là thánh thần, mà bởi vì ở xứ đó tồn tại một thứ đóng vai trò khắc tinh của “hoàng hôn nhiệm kỳ”: thương hiệu chính trị.

Thương hiệu chính trị là gì? Nó có logic chung gì với thương hiệu thương mại?

Triết lý và hệ quả của việc có hay không thương hiệu thương mại

Khi ở địa phương này coi khách hàng là thượng đế, thì ở xứ nọ lại nổi tiếng vì đặc sản “cháo mắng, phở chửi” như là tàn tích thể chế (institutional heritage) của thời kỳ bao cấp, là di ảnh của “cô bán mậu dịch mặt vênh như cái bánh đa”. Tiếp tục đọc

Kiểm soát quyền lực

Tác giả: Theo Thời báo Kinh tế SG

KD: Kiểm soát quyền lực ở cơ chế quản lý như nước Việt là cực kỳ cần thiết. Nếu không sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, phản chiếu sự tha hóa của quyền lực. Nhưng Kiểm soát quyền lực cũng cần công cụ, chứ không thể chi bằng .. ý chí, các cuộc vận động .

————-

Tuần trước, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “… phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”.

Điều này cho thấy kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa sự lạm quyền là một trong những nội dung sẽ được bàn bạc thảo luận kỹ tại Đại hội XII sắp tới.

Có nhiều con đường để kiểm soát quyền lực. Nhìn từ cách tổ chức bộ máy nhà nước thì việc phân công thực thi quyền lực nhà nước sao cho rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được thừa nhận là con đường kiểm soát quyền lực cần phải có ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào. Dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội cũng viết: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền”. Tiếp tục đọc

Điện hạt nhân, phải cân nhắc kỹ

Chưa nói đến mối lo “hoa hồng” nở rộ mỗi khi có dự án, chỉ nghĩ tới việc điều hành loại công nghệ cao và đòi hỏi cực kỳ an toàn này, mang đậm dấu ấn tùy tiện của tư duy và lối sống tiểu nông, coi thường đủ thứ của người Việt, mình đã sợ.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính thông tin đa chiều, Blog KD/ KD sẵn sàng đăng những bài viết phản biện lại vấn đề còn đang rất nhiều tranh cãi này  😀
————–

Nước ta phải công nghiệp hóa, nhất định rồi! Muốn công nghiệp hóa phải có nhiều điện, đúng vậy. Nhưng giải quyết điện bằng cách nào thì phải cân nhắc kỹ. Đây là việc rất quan trọng. Xuất phát từ động cơ chính đáng là cần phải có điện để công nghiệp hóa đất nước, với sự tham mưu của một số cơ quan liên quan, lãnh đạo nước ta đã thống nhất chủ trương sẽ phát triển lần lượt nhiều nhà máy điện hạt nhân (theo chiến lược năng lượng thì có tới hàng chục nhà máy).

Đã có dự án nhà máy đầu tiên, hiện đang thẩm định. Tuy nhiên, việc thống nhất vẫn không cao, kể cả trong cán bộ quản lý, và nhất là giới nghiên cứu. Theo tôi, cần phải cân nhắc thêm, kỹ hơn nữa, cân nhắc lại. Chuyện hệ trọng, phải cân nhắc đi cân nhắc lại nhiều lần, cũng là việc bình thường. Không cân nhắc cho thật kỹ mới là không bình thường!

Tiếp tục đọc

‘Tôi đồng ý với anh Lê Kiên Thành’

Tác giả: Nguyễn Cao Phan

.KD: Thật ra những ý kiến như của Ts Lê Kiên thành cũng không phải là quá mới. Từ trước đến nay có khá nhiều ý kiến về chủ đề mối quan hệ giữa Dân với Đảng, đặt lợi ích nào lên trên hết- câu hỏi tưởng đơn giản hóa ra khó vô cùng- đã từng được nhiều người đề cập. Nhưng giá trị của những ý kiến này là nó xuất phát từ cái nhìn của một vị “Thái tử”. Bởi không cẩn thận, người dân thường phát biểu kiểu này dễ được đội cho khá nhiều …kiểu mũ. Nào phản động, nào “diễn biến hòa bình”…. đủ chết con nhà người ta  😀

————–

  TS. Vũ Cao Phanantv.gov.vn 
TS. Vũ Cao Phan cho rằng nếu không ‘quyết được’ triệt để vấn đề nhân sự lãnh đạo ở Hội nghị 14, Đảng CSVN có thể sẽ phải cần thêm hội nghị ‘phụ’ hoặc thời gian.

Một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương cho hay ông tán thành ‘tất cả những ý kiến’ được nêu ra trong một bài báo hôm 30/12/2015 của con trai cố Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Lê Duẩn, trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 12.

Hôm thứ Tư, trên tờ ‘An ninh Thế giới’, một tờ báo của ngành công an Việt Nam, trong bài báo có tựa đề “ Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?“, Tiến sỹ Lê Kiên Thành đề cập một loạt vấn đề có tính nhận thức luận liên quan đảng cộng sản, từ sự cần thiết đề cao niềm tin vào dân, các quyền của người dân như giám sát và làm chủ, quyền trưng cầu dân ý, tới khoảng cách giữa đảng và dân, hay ‘siêu tỷ lệ đảng viên’ trong Quốc Hội v.v… và kêu gọi đảng ‘học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân’. Tiếp tục đọc

Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc?

Tác giả: Nguyễn Trung (Viet-studies)

Là đảng viên, tôi đã tham gia vào nhiều vấn đề của Đảng từ thời Đại hội đổi mới 1986, ít nhiều có kết quả… Thế nhưng từ khi tham gia góp ý vào các Đại hội từ Đại hội VIII liên tục cho đến Đại hội XII sắp tới.., tôi cảm thấy  mình càng cố nói thật bao nhiêu, càng công cốc bấy nhiêu! 
.
Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, tôi chủ định trồng vài cây hoa trong vườn rồi nghỉ ngơi, ước mong có được chút thảnh thơi ở tuổi già này. Trồng hoa xong đau gẫy cả lưng, nhưng thảnh thơi không đến. Chỉ đắm đuối trong mối lo khôn nguôi về hiện trạng đất nước. Có lẽ lâu lắm rồi, chưa có ngày đầu năm nào tôi không sao dứt ra được khỏi chính mình như thế này. Là đảng viên, tôi đã tham gia vào nhiều vấn đề của Đảng từ thời Đại hội đổi mới 1986, ít nhiều có kết quả… Thế nhưng từ khi tham gia góp ý vào các Đại hội từ Đại hội VIII liên tục cho đến Đại hội XII sắp tới.., tôi cảm thấy  mình càng cố nói thật bao nhiêu, càng công cốc bấy nhiêu! 

Thực là bao phen rất muốn trói cái tay lại để khỏi phải viết, nhưng con tim và cái đầu không cho phép – bởi lẽ còn mong muốn chia sẻ nỗi niềm của mình với nhân dân, với đất nước, và đối với tôi đây là điều quan trọng bậc nhất. 

Hôm nay, lời đầu tiên tôi viết cho ngày đầu năm 2016 là nỗi lo sâu thẳm trong lòng: Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay… 

Tiếp tục đọc

Kiến nghị của một doanh nhân!

Tác giả: Nguyễn Trọng Cử

KD: Bất ngờ, sau khi mình đưa stt “Rượu vang nóng bỏng đón năm mới 2016” lên FB, mình nhận được comment của Luật gia Nguyễn Trọng Cử, cũng đồng thời là Doanh nhân, chuyên nuôi trồng, chế biến cá tầm, cá hồi sạch và cung cấp cho những nơi có nhu cầu. Comment của Luật gia kiêm Doanh nhân Nguyễn Trọng Cử không chỉ là lời chúc, cảm ơn khách hàng, mà còn là nguyện vọng và kiến nghị của một Luật gia kiêm Doanh nhân lăn lộn thực tiễn, quá hiểu những điều hay dở, được mất của nghiệp kinh doanh, những điều hay, dở của chính sách phát triển. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ:

Nguyễn Trọng Cử- “Viện trưởng Viện Cá tầm, cá hồi”  😀

NTC 1Mượn lời của Nữ Nhà báo Kim Dung Ky Duyên, ảnh của GS Hoang Xuan Phu, tôi chúc các bạn gần xa, các đối tác, các đồng nghiệp nuoi cá của tôi một Năm mới an lành, thực hiện được nhiều điều tốt đẹp cho gia đình và đất nước. Nhân đây tôi xin tri ân khách hàng đã ủng hộ mô hình cá hồi, cá tầm sạch từ trại nuôi đến Nhà hàng của tôi. Để có thực phẩm sạch – chất lượng cao nhà nước Việt Nam cần ưu tiên hàng đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phải bỏ buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc – một loại vỏ bọc nguy KD- rauhiểm cho việc tuồn thực phẩm thải loại, độc hại đang từng giờ, từng ngày hủy hoại sức khỏe, tri tuệ người Việt.ca tam trang

Tôi cam kết với các bạn và khách hàng góp cho MÂM CƠM VIỆT hai loại thực thẩm được nhân loại lựa chọn hàng đầu cho việc sinh tồn là CÁ TẦM, CÁ HỒI Tiếp tục đọc