Kinh tế thị trường không cần ai ‘chủ đạo’

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.KD: Hoàn toàn đúng. Các quốc gia phát triển, có nền kinh tế thị trường vững mạnh, ổn định, họ có các DNNN đâu, mà cần chủ đạo?

—————–

Lãnh đạo Việt Nam

AFP

Đã là kinh tế thị trường thì không cần tới bất cứ thành phần nào là chủ đạo, kể cả là ‘nhà nước’, đó là quan điểm của một chuyên gia kinh tế từ Việt Nam.

Mặt khác, kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam nên chăng cần được xác định là theo định hướng ‘phát triển hiện đại’ hơn là ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ như lâu nay vẫn được quy định, vẫn theo ý kiến này.

Trao đổi với BBC hôm 06/01/2016, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói:

“Tôi nghĩ rằng khi phát triển kinh tế thị trường thì không nên đặt khu vực nào là chủ đạo cả, kể cả khu vực kinh tế nhà nước. Tiếp tục đọc

Mổ xẻ hiện tượng niềm tin cao bay xa chạy

Tác giả: Hồ Viết Thịnh thực hiện (Pháp luật tp. HCM)
.
KD: Vì ai? Chắc không phải vì người dân rồi. Người dân làm sao tin được hiện tượng quốc nạn tham nhũng, mua quan bán tước, gia đình trị, lợi ích nhóm…., là tử tế đây, là vì dân tộc, vì đất nước này?
————

Người dân không tin vào những phát biểu của quan chức nhưng lại sẵn sàng tin ngay những sự việc có tính tiêu cực… “Niềm tin xã hội bị lung lay, nạn phản biện tràn lan…” là những hiện tượng mà PGS-TS Trịnh Hòa Bình – Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam đưa ra khi nhìn vào thực tế hiện nay.

PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét: “Những phản biện của dư luận liên quan đến việc xử phạt công dân nói xấu lãnh đạo trên Facebook xảy ra ở An Giang chẳng hạn, những phản biện như thế là cần thiết”.

Chỉ tin vào chính mình

. Phóng viên: Thời gian gần đây có nhiều hiện tượng xã hội mà ngay khi xảy ra dư luận đều tập trung phê phán khi chưa tìm hiểu căn nguyên, ví dụ như những phát ngôn của các vị quan chức, lý do gì dẫn đến thực tế trên, thưa ông?

Tiếp tục đọc

“Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền

Tác giả: Ths. Trương Khắc Trà

 Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.

———
.
GDVN: Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách. Ths. Trương Khắc Trà băn khoăn rằng rằng, chúng ta sẽ hội nhập thế nào?

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này. 

Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm. 

Một lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng! gấp 33 lần tiền mua sách và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải trí rẻ tiền.

Người Việt chi ra 3 tỷ đô la để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ sẽ “gánh” hơn 33 lít!

Một con số kinh hoàng, không sai nếu xếp bia rượu vào quốc nạn, nhớ ngày xưa Bác Hồ nói thực dân Pháp đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn… thì nay chúng ta đã tự mua cồn đầu độc chính mình.

“Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền

Tiếp tục đọc

Nhân vật của năm

Tác giả: Tuấn Khanh

.KD: Số phiếu thắng tuyệt đối của người dân về ông thầy giáo già đầy tình người ấy, vượt lên mọi thứ đồ sộ khác trong danh sách bình chọn, cho thấy người dân Việt có qua ngàn đời vẫn vậy: họ biết khóc, biết đau cùng đồng bào của mình, biết cảm mến những người còn dùng lòng tử tế của mình gột rửa thế gian, dù cô độc. Những lá phiếu im lặng không khác gì hình ảnh những người dân Việt Nam lặng lẽ đứng về phía kẻ yếu, đã và đang bị chà đạp- (Tuấn Khanh).

Lòng dân mà!

——————

imageCuối tháng 12/2015, tờ báo điện tử Infonet có một cuộc bình chọn tổng kết Nhân vật của năm hết sức thú vị. Trong danh sách năm người được tờ báo này đề cử, cuối cùng thì một thầy giáo vô danh ở Bình Thuận lại là người được bạn đọc bình chọn, với số phiếu bầu chọn thắng áp đảo.

Thật ngạc nhiên, trong thời gian chỉ có một tuần, thầy giáo Nguyễn Thận nhận được hơn 9000 bình chọn, bỏ xa người đứng thứ hai đến hàng ngàn phiếu. Kết quả này đem lại nhiều thắc mắc: ông thầy giáo già ấy là ai mà nhận được mến mộ nhiều như vậy, vượt xa các nhân vật là vận động viên thành đạt, tướng công an, cảnh sát chữa cháy và bí thư thành phố Đà Nẳng? Tiếp tục đọc