Tác giả: Duy Chiến- Đặng Ngọc Chinh
KD: Các ông “nguyên” này dường như đang …. mê sảng. Không nhìn thấy thực tiễn vào những năm tháng này, vận mệnh đất nước đầy thách thức. Giặc “nội xâm” thì hoành hành ngang dọc. Và chưa hiểu nước Việt sẽ vượt lên sự tụt hậu bằng cách nào. Cứ “nguyên” một chỗ mà … ăn mày quá khứ, còn nhìn nhận hiện tại thì quá hời hợt. Chán!
—————
“Việt Nam thừa sức tìm ra con đường phát triển đất nước. Nhưng vấn đề là cơ chế để vận dụng và phát huy các trí tuệ còn thiếu.”, PGS.TS Phan Văn Biên.
LTS: Tuần Việt Nam xin giới thiệu tiếp kỳ 2 cuộc trò chuyện với PGS.TS Phan Xuân Biên, nguyên trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy TP.HCM, hiện là Ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam và ông Huỳnh Văn Niềm, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tiền Giang, nguyên Phó trưởng ban tổ chức TW góp ý cho xây dựng văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Kỳ 1:“Vào đảng, nhờ đảng giúp mình sống tốt hơn”
Thưa PGS.TS Phan Xuân Biên, chúng ta có thể hiểu rằng, đảng cầm quyền mạnh mẽ ở hai “cột trụ”, có chủ trương đúng và có đội ngũ cán bộ tốt. Ở phần trước chúng ta đã phân tích mổ xẻ về sự cần thiết của công tác chống tham nhũng để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, giờ chúng ta hãy bàn về chủ trương. Ông có thể nói rõ hơn vế này trong thực tiễn cách mạng nước ta.
PGS.TS Phan Xuân Biên: Thực tế cách mạng nước ta 80 năm qua chứng minh rõ ràng, sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố hàng đầu cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là sự nhạy bén, nắm bắt kịp thời thực tiễn.
Ngay từ đầu, chỉ 15 năm thì với sự lãnh đạo, tức đường lối, giai đoạn 1939 – 1945, nếu không chỉ đạo chiến lược kịp thời mà cứ theo cương lĩnh những năm 1930 thì không thể thành công.
Cương lĩnh năm 1930 nêu ra 2 nhiệm vụ cách mạng song song là đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc. Nhưng từ 1941 khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về lãnh đạo thì rõ ràng có sự chuyển biến chỉ đạo chiến lược, tức đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Nếu lúc này không giải quyết được vấn đề dân tộc thì vấn đề giai cấp, vấn đề dân nghèo vạn năm sau cũng không giải quyết được! Đó là dấu ấn lần thứ nhất.
Lần thứ hai là trận Điện Biên Phủ. Hồi đầu, cố vấn Trung Quốc tư vấn ta “đánh nhanh thắng nhanh”. Nhưng sau đó, dưới sự chỉ đạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp và cũng là thể hiện sự lãnh đạo của đảng, chúng ta đã chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”! Nếu không có sự chuyển hướng này thì đội quân chủ lực non trẻ của chúng ta đã bị nướng hết!
 |
Đảng mạnh nhờ chủ trương đúng và cán bộ tốt |
Giai đoạn 1958 – 1959, chúng ta chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, thực hiện hiệp định Geneve. Nhân dân chở che cán bộ. Chú Sáu Dân (cố thủ tướng Võ Văn Kiệt) kể: “ Nhân dân nói “nếu các ông quay lại đánh thì chúng tôi chứa các ông. Còn các ông quay lại để trốn thì chúng tôi không chứa nữa !” Sự bức xúc của nhân dân lúc đó đã lên cao độ như thế đấy. May lúc đó chúng ta có Đề cương Cách Mạng miền Nam và Nghị quyết TW XV ra đời kịp thời. Cuộc đấu tranh vũ trang bắt đầu, phong trào Đồng Khởi nổi lên.
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.