Tác giả: Vũ Đức Nghiêu- Nguyễn Thị Dung
KD: Trong các bài viết của mình, thường dẫn rất nhiều thành ngữ, nên bài viết mang tính nghiên cứu này thật thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
——————

Nguồn: Trên mạng
Trong các ngôn ngữ, thành ngữ là loại đơn vị mà ở đó người ta có thể tìm được khá nhiều thông tin về mặt ngôn ngữ, văn hoá, đặc điểm dân tộc và ngay cả các triết lý nhân sinh…
Ở tiếng Việt, bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa định danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường như: cơm bưng nước rót, lạnh như tiền, buồn như chấu cắn, già kén kẹn hom, nuôi ong tay áo, đồng không mông quạnh… còn có những thành ngữ nói về con người mà ngoài các ý nghĩa định danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường ra, còn bao hàm cả ý khen ngợi hoặc chê bai, thể hiện thái độ khen, chê của người nói đối với đối tượng được nói tới. Ví dụ: mặt hoa da phấn, lòng ngay dạ thẳng, có thuỷ có chung, thức khuya dậy sớm, buông dầm cầm chèo… hoặc:mặt bủng da chì, ăn xó mó niêu, xúyt chó bụi rậm, bóc ngắn cắn dài… Những thành ngữ như vậy rất đáng được quan tâm khảo sát.
1. Khi bày tỏ sự đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi… nào đó với ý vừa lòng, vì cho rằng như thế là tốt, là giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được đánh giá cao…, chúng ta đã thực hiện một hành vi, một thái độ khen người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi… đó. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.