Mưa bình yên…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: HN đang mưa lất phất, báo hiệu Xuân về…. Muốn đưa lại bài thơ cũ này để lòng người luôn mát lành, nhẹ nhõm giữa cuộc đời đầy những chuyện bất an, bất ổn  😀

KD- 64-1Những cơn mưa ngẩn ngơ nhành lá
Nụ biếc xanh tất tả bung cành
Đời thơm thoảng hương mưa thanh nhã
Tiếng chim sâu lích chích lanh chanh

Những sợi mưa mảnh dẻ thanh thanh
Níu em níu anh bên đời bỡ ngỡ
Đâu hẹn trước để bất ngờ gặp gỡ
Hạt châu sa – ngọc hạnh mát lành Tiếp tục đọc

Không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng

Tác giả: Văn Kiên (thực hiện)
.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư), việc Hội nghị T.Ư 14 biểu quyết thông qua nhân sự với số phiếu rất tập trung là do được chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ, dân chủ. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng là thuộc về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chứ không phải cứ T.Ư giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư.
.
Bỏ phiếu kín trước các vấn đề khác nhau

Tại Hội nghị 14, T.Ư đã thảo luận và biểu quyết thông qua nhân sự các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung. Ông nhìn nhận đánh giá thế nào về kết quả trên?

Không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng - ảnh 1 Ông Nguyễn Đức Hà. Ảnh: Văn Kiên

Đúng là sau Hội nghị T.Ư 14 thì tất cả các nội dung chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đều cơ bản đã hoàn tất. Có được kết quả trên do T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chuẩn bị các nội dung cho Đại hội một cách chủ động, chặt chẽ, thận trọng, bài bản, từng bước một và hết sức dân chủ

Tiếp tục đọc

TS Nguyễn Văn Huy: Điều gì giữ con người không “hóa thú” ?

Tác giả: Hoàng Hạnh (thực hiện)
.
KD: Điều gì ư? Trước hết là giáo dục gia đình tử tế. Có rất nhiều ông bố bà mẹ thực ra đã không biết dạy con. Cho con đầy đủ vật chất nhưng không dạy con phần người- lòng nhân ái, các ứng xử từ nết ăn nết ở, nết sống, thói quen văn hóa- vì họ luôn sợ con thiệt thòi. Ở những gia đình đó, thực sự không có nếp nhà- dù họ sống trong nhà lầu, biệt thự hẳn hoi!
.
Thứ hai nhà trường đóng vai trò dạy người đúng nghĩa. Học để làm người không phải học chỉ để thi như hiện nay.
.
Thứ ba, một XH phát triển lành mạnh, pháp luật được tôn trọng và con người có niềm tin vào XH đó, vào thể chế đó. Một XH mà pháp luật bị giẫm đạp, con người mất hết niềm tin với con người, đến lượt họ sẵn sàng “tha hóa” không chút day dứt. Một XH như vậy, “thú” là bản năng thường trực!
————-

TS Nguyễn Văn Huy“Có thể, những người hàng xóm không biết rằng, tôn trọng và đồng cảm với ông lão kia không phải bằng cách đứng đó và chỉ trỏ như đang xem một tấn trò lạ mắt”…

Vô cảm, bàng quan là do mất niềm tin

PV: Thưa ông, vụ việc con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè để tranh chấp ngôi nhà ở phố Núi Trúc, Giảng Võ, Hà Nội đang khiến dư luận đau xót và phẫn nộ. Nhưng có một điều khá mâu thuẫn là, khi xảy ra vụ việc trên (và nhiều trường hợp tương tự), hàng xóm kéo đến đứng xem và lên tiếng chê trách nhưng không ai giúp đỡ nạn nhân cả. Có thể lý giải thế nào về sự nghịch dị này?

TS Nguyễn Văn Huy: – Tôi vừa đọc một bài viết rất hay, trong đó lý giải tại sao nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới như hiện nay.

Trong số các ví dụ, tác giả bài báo kể lại câu chuyện trên một chuyến bay tử thần ngày 11/9/2001: trước khi quyết định sẽ cùng chống lại những kẻ khủng bố, hành khách trên máy bay đã tổ chức thảo luận kín với nhau.

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Thận- người tử tế của năm

Tác giả: Mi An

.KD: Kính trọng ông- người tử tế. Mình đã cay sống mũi khi nhìn hình ảnh ông bật khóc trong lễ trao giải. Ước mong sao XH mình có nhiều người tử tế hơn. Để XH và lòng mỗi con người được an lành

————–

Chiều 15.1, ông Nguyễn Thận- người thầy giáo 17 năm đeo đuổi vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén đã được báo infornet trao giải “Nhân vật của năm 2015”.

Ong Nguyen Than- nguoi tu te cua nam

Nếu ai đã biết về vụ án của người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén với 17 năm ngồi tù oan cho tội giết người mới được minh oan, hẳn không thể không biết đến thầy Nguyễn Thận- người đã cùng với cha ông Nén đi kêu oan ròng rã suốt 17 năm trời. Giấc mơ công lý, khát vọng lẽ phải của những vị anh hùng khốn khổ đó đã thành sự thật, tiếng kêu của gia đình ông Nén đã thấu tới trời xanh.

Ông Nguyễn Thận không phải họ hàng, người thân thích của người tù Huỳnh Văn Nén, nhưng bằng linh cảm mách bảo, ông đã quả quyết ngay từ đầu, rằng cả gia đình ông Nén bị oan. Mặc dù đang đương chức Chủ tịch xã, chịu nhiều áp lực, nhưng thầy Nguyễn Thận vẫn kiên trì đấu tranh đi đòi công lý cho các nạn nhân, chỉ vì tiếng gọi của lương tri từ trong trái tim một người tử tế. Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: “Thời kim tiền” và sự hưng vong của dân tộc

Tác giả: Kỳ Duyên (Bản gốc)

.Nhân dân chính là nội lực tạo nên sức mạnh đất nước. Nhưng nhân dân cần sự định hướng đúng, mang tầm chiến lược nhìn xa, và hành động đúng phù hợp quy luật phát triển văn minh nhân loại. Đó mới là “lời thề” thực tiễn mà họ chờ đợi- với vận mệnh dân tộc đang đầy thách thức- của những người lãnh đạo.

Những ngày này, cả XH đang chăm chú, quan tâm đến một sự kiện lớn- Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành TW, nhưng vẫn không khỏi bàn luận ồn ào một vụ việc vừa bất ngờ vừa có phần hài hước.

“Thề cá trê chui ống”

Đó là cơ quan chức năng vừa bắt Nguyễn Tường Duy, cán bộ Hải quan t/p HCM, thu giữ nhiều phong bì chứa số lượng tiền rất lớn (tiền tỷ), nghi là của các doanh nghiệp buộc phải cống nạp cho Duy. Việc bắt ông này dựa trên những tố cáo của các DN trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu, vì bị ép phải “chung chi” khi làm thủ tục thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu cảng của t/p.

Bất ngờ, là Nguyễn Tường Duy mới chỉ là cán bộ “xoàng xoàng”, từng bị hải quan An Giang sa thải, chưa phải là  quan chức của ngành hải quan t/p, mà đã có quyền sinh quyền sát và lộng hành đến vậy.

Còn hài hước là bởi mới đây thôi t/p HCM, một trong hai đô thị lớn (cùng với Hà Nội), vừa tuyên bố không phát hiện được hiện tượng tham nhũng nào, khiến dư luận XH người cười người chê. Các ĐBQH thì hỏi thẳng: Kết quả này có thực sự đáng tin cậy?

thuế hải quan, doanh nghiệp, sự kiện, kinh tế xã hội, FTA

Ảnh: baohaiquan.vn

Tiếp tục đọc

Một nửa giảng viên sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việc

Tác giả: Nguyễn Văn Khánh

KD: Có gì lạ đâu. Đây là hệ quả tất yếu của “chiến lược” chuyển từ GD tinh hoa sang GD đại chúng, của việc nâng cấp từ trường trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên ĐH Sư phạm, của việc bằng mọi cách đẩy số đầu sinh viên/ sô dân của ngành GD, sợ thua kém với các nước trong khu vực. Mặt khác, các trường, vì “nồi cơm” của mình nên quy mô đào tạo luôn vượt quá các điều kiện bảo đảm chất lượng. Nhất là trong giai đoạn của “Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân”

Còn giờ đây, giai đoạn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ngành GD lại cuống cuồng hạn chế quy mô.

Một chiến lược phát triển tạo nguồn nhân lực cho quốc gia nhưng lại “ăn sổi ở thì”, phụ thuộc vào từng nhiệm kỳ của mỗi ông Bộ trưởng.

—————

– Đào tạo nhiều nhưng không được sử dụng, sử dụng không hết hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ tạo áp lực lớn cho xã hội.

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của thầy giáo Nguyễn Văn Khánh (từ An Giang) về vấn đề Bộ GD&ĐT siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh sẽ dẫn đến tình trạng một nửa giảng viên Đại học sẽ thất nghiệp.

Hơn nữa, tác giả nhìn nhận về con số 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việc làm để từ đó mạnh dạn đưa ý kiến về việc đào tạo trong những năm qua.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Trả lời trên Báo Thanh niên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, tính đến năm 2014, cả nước có khoảng 70.000 giảng viên đang giảng dạy tại 412 trường Đại học và Cao đẳng với khoảng trên 2 triệu sinh viên. 

Vừa qua, Bộ GD&ĐT quy định tại Thông tư 32 áp dụng từ tháng 2/2016, các trường Đại học, Cao đẳng không quá 15.000 sinh viên hệ chính quy. 

Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ phải cắt giảm một nửa số giảng viên đang trực tiếp giảng dạy. Vậy hàng nghìn giảng viên sẽ đi đâu, về đâu?

½ số giảng viên Đại học sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việc (Ảnh: news.zing.vn)

Thực tế, từ việc tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm qua đã cho thấy nhiều bất cập. Cho nên việc ban hành Thông tư 32 như một cơ hội để siết chặt tuyển sinh, tránh đào tạo tràn lan như hiện nay, giúp giảm bớt áp lực cho xã hội và lựa chọn được thầy và trò một cách “xứng đáng”…

Tiếp tục đọc