Khởi công khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa

Khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa được khởi công xây dựng tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi sáng nay.

Đây là khu tưởng niệm vinh danh tất cả những người con đất Việt đã hy sinh để bảo vệ vùng biển, đảo Hoàng Sa từ ngày Việt Nam xác lập chủ quyền cho đến nay.

Trường Sa, Hoàng Sa 
Lễ khởi công khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa sáng 17/1

Chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được xác lập từ thời Chúa Nguyễn và đã cử đội hùng binh ra thực thi chủ quyền, khai phá quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lễ đặt viên đá khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa được tổ chức tại đảo Lý Sơn vào lúc 10 giờ sáng nay, với tổng nguồn kinh phí hơn 70 tỷ đồng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư.

Trường Sa, Hoàng Sa
Phối cảnh khu tưởng niệm

Khu tưởng niệm được xây dựng trên diện tích khoảng 2ha, nằm trên đỉnh núi Thới Lới, phía đông bắc đảo Lý Sơn, cách Hoàng Sa khoảng 170 hải lý. Đây là quê hương của Hải đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn ra thực thi chủ quyền tại quần đảo.

Tiếp tục đọc

Ước gì ai cũng giỏi giang, thành đạt được như MC Tuấn Tú!

Tác giả: Diệu Linh
KD: Bạn đồng nghiệp trẻ vừa gửi cho bài viết- về một câu chuyện xôn xao trên mạng những ngày này.
Hi…hi… Trong cuộc đời này, cái gì cũng có cái giá của nó  😀  
——————
Câu chuyện về MC, diễn viên Tuấn Tú được phong hàm Thiếu tá khi mới 32 tuổi đang trở thành chủ đề bàn tán khắp các diễn đàn mấy ngày qua.

Tuấn Tú (tên thật là Phan Tuấn Tú) được phong hàm Thiếu tá và hiện làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương đoàn. Chuyện chẳng có gì đáng để thiên hạ bàn tán nếu Tuấn Tú không phải là rể của một vị Tướng ngành công an.

Điều mà nhiều người thắc mắc là Tuấn Tú sinh năm 1984, ấy vậy mà ở tuổi 32 đã đeo lon Thiếu tá, mà thông thường để có được cấp bậc ấy cũng phải mất cả chục năm phấn đấu.

Ở các diễn đàn internet, nhiều bình luận cho rằng, vì Tuấn Tú được nâng đỡ nên mới được phong hàm Thiếu tá sớm.

Ngày 14.1, trả lời báo Pháp Luật TP.HCM về việc thăng quân hàm đối với MC Tuấn Tú, Trung tướng Nguyễn Văn Vượng – Tư lệnh Bộ Tư lệnh CSCĐ (cũng là bố vợ của Tuấn Tú) cho biết, những ý kiến vừa qua chỉ là một chiều, việc tăng lương hay cấp bậc đều phải theo đúng quy trình, quy định.

Ông Vượng nói: “Những người ở đây (Bộ Tư lệnh CSCĐ) không hề có ý kiến gì, chỉ có người ngoài mới thắc mắc. Vì vậy tôi cũng chỉ có trách nhiệm giải thích để thông qua các phương tiện đại chúng thông tin được chính xác hơn.

Ngoài ra, việc thăng cấp bậc hàm cũng phải tương ứng với vị trí được bổ nhiệm. Thiếu tá Tú đâu phải vào ngành từ lúc binh nhì, binh nhất đâu. Nhiều người cứ máy móc hiểu là từ thiếu úy phải mất hơn chục năm mới được phong quân hàm thiếu tá”.

Tiếp tục đọc

Không cầm được nước mắt trong liveshow Trần Lập

Tác giả: Sơn Hà- Dạ Ly

.KD: Đọc bài viết mà thương, nể phục Trần Lập. Và chợt nhớ tới YMoan năm nào. Họ đều là những ngọn lửa biết thắp cho đời nghị lực sống trước thử thách khắc nghiệt. Vẫn cầu mong cho ca sĩ của Ban nhạc Bức Tường vững chãi, không chịu đầu hàng số phận.

—————

Một biển người không ai chịu về, cùng nhau hát vang, cùng nhau nắm tay, cùng nhau hô vang tên Trần Lập – người nghệ sĩ mà họ yêu và thương rất nhiều trong liveshow Bức Tường và những người bạn – Đôi bàn tay thắp lửa tối 16/1 tại Hà Nội.

Một đêm diễn quá dài cho những ai không đi xem “Bức Tường và những người bạn – Đôi bàn tay thắp lửa” khi phải ngồi trước máy tính hay qua tivi xem trực tiếp đêm nhạc. Nhưng vẫn là quá ngắn cho những nghệ sĩ và khán giả tham gia chương trình.

Trần Lập, Bức Tường, ung thư
Nhạc sĩ – ca sĩ Trần Lập.

4 tiếng đồng hồ, trừ Thanh Lam, những ban nhạc rock: Oringchains, Hạc San, Cát, Small Fire,… còn lại Hồng Nhung, Hà Trần, Tùng Dương, Siu Black, Tuấn Hưng, Hà Okio, Dương Hoàng Yến, nhóm Oplus… chỉ hát một bài nhưng tất cả đều hướng về Trần Lập với tình cảm trân trọng và cảm phục.

Dù sức khoẻ không được tốt nhưng Trần Lập vẫn hát 4 ca khúc, trong đó có ca khúc anh tặng vợ. Trần Lập bảo có những khi thấy những đứa con nghêu ngao hát các bài do anh sáng tác, vợ anh đùa vui mà nói rằng: ‘Anh chỉ mải mê viết những ca khúc cho những cô gái bên ngoài, còn em anh chẳng bao giờ viết tặng bài nào cả…’.

Tiếp tục đọc

Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta

Tác giả: Hồ Bạch Thảo (theo FB Đức Bảo Phạm)
.
Một nông dân sống nơi hẻo lánh, thường bị trộm cướp viếng thăm, ắt phải nghĩ cách rào dậu vườn nhà, đề phòng cẩn mật. Một nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử bị kẻ thù truyền kiếp tiếp tục dòm ngó xâm lăng, thì những người lo việc quân sự hoặc thiết tha với tiền đồ đất nước cần phải biết trong quá trình lịch sử quân giặc đã từ ngõ ngách nào tới. Nhắm ôn chuyện cũ để biết việc hiện tại, bài viết này đề cập đến những điều thiết yếu, mà những người có trách nhiệm không thể không quan tâm.

TQ-VN

Qua lịch sử, phần lớn các cuộc tiến công xâm lăng nước ta đều sử dụng con đường dịch trạm chiến lược được Trương Phụ mô tả khi tâu lên vua Minh Thành Tổ, nhân đánh thắng nhà Hồ mang quân khải hoàn về nước:

Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [4/7/1408]

Tân Thành hầu Trương Phụ tâu rằng thời gian bình định Giao Chỉ các nha môn được thiết lập, triều đình sai sứ đến, cùng các ty tấu báo đều qua dịch trạm. Tại các phủ Quế Lâm, Liễu Châu, Nam Ninh, Thái Bình thuộc tỉnh Quảng Tây nên lập thêm 19 trạm dịch bằng ngựa và đường thủy. Từ trạm Đông Giang phủ Quế Lâm đến huyện Bằng Tường phủ Tư Minh, các trạm dịch bằng ngựa trước sau có tất cả 31 trạm; chỗ nào đường xa nên lập trung trạm; từ phủ Nam Ninh đến Long Châu đường thủy dài, nên tăng trạm dịch cho thuyền, cùng đặt sở vận chuyển… [1]

Nhắm dễ hiểu, hãy dùng tên đất và đơn vị đo lường ngày nay để mô tả con đường này:

Xuất phát từ Quế Lâm cách biên giới nước ta khoảng 500 km, đi xuống phía tây nam 150 km đến Liễu Châu, nơi mất của văn hào nổi tiếng đời Ðường, Liễu Tông Nguyên; tiếp tục theo hướng tây nam 200 km đến Nam Ninh (Ung Châu), thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Tại nơi này cách biên giới khoảng 150 km, vị trí gần như tâm vòng tròn, mà biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh là cung của vòng tròn; nên có thể sử dụng nhiểu đường xâm nhập vào nước ta [2] :

Tiếp tục đọc

Đi tù chỉ vì yêu “nhạc vàng”

Tác giả: theo FB Mậu Đức Nguyễn

.KD: Những số phận đau khổ của một thời ấu trĩ và ngu muội, bởi cái nhìn của hoàn cảnh lịch sử  😦

—————

Ảnh: Kim Dung- Ảnh này mình chụp ông Lộc Vàng tại buổi giới thiệu sách của Nguyễn Thụy Kha

Ong Loc Vang
Ngày 27-3-1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng ở Hà Nội bị bắt. Vụ án “Phan Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc” đưa ra xét xử vào tháng 1-1971. Các bị cáo của vụ án bị cáo buộc đã tụ tập “thành một ban nhạc nghiệp dư tụ tập chơi nhạc vàng. Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…

Phiên tòa đã diễn ra 3 ngày để xét xử bọn “gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách văn hóa, chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự, xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ XHCN trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược…” (trích bài báo “Phan Thắng Toán và đồng bọn đã bị xét xử”, báo Hà Nội Mới, ngày 12-1-1971). Tiếp tục đọc