Ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đều được đề cử bổ sung

Tác giả: Nghĩa Nhân

.KD: Hi…hi… Cũng không nằm ngoài ngoài dự đoán và quan sát của một số người am hiểu chính trường. Đỏ chưa phải là chín. Nhưng liệu có phút 89 không? Chưa chắc!  😀

———

Ủy viên Trung ương Đảng – Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cho biết như trên.

Theo đó, ông Vũ Ngọc Hoàng cho hay nhiều Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI thuộc diện quá tuổi như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa… đều đã được đại biểu ở nhiều đoàn đại biểu dự Đại hội XII tiếp tục giới thiệu tái cử vào Trung ương khóa XII.

Ngoài ra, nhiều đảng viên không phải là Ủy viên Trung ương khóa XI cũng được đại biểu các đoàn giới thiệu thêm, bổ sung vào danh sách mà Trung ương khóa XI gửi tới Đại hội trước đó. (Xem thêm: Giới thiệu thêm 62 người ngoài danh sách Trung ương đề nghị).

Như đã thông tin, thực hiện Quy chế bầu cử 244 của Trung ương khóa XI và Quy chế bầu cử của Đại hội XII, tất cả ủy viên trung ương khóa XI, nếu không được Trung ương giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội này, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, thì cũng phải từ chối.

Tiếp tục đọc

Hy hữu, tuyết rơi ở Hà Nội

Tác giả: P. Thủy- T. Hạnh

KD: Trong khi đó nếu mình nhớ không lầm, từ đầu mùa, Dự báo thời tiết đã dự báo rằng mùa đông năm nay sẽ ấm hơn. Hi….hi… Gia Cát Dự VN lần nào cũng vồ…. hụt!  😀

————-

Từ rạng sáng nay, tại khu vực đỉnh núi Ba Vì, Hà Nội bắt đầu có tuyết rơi. Đây là lần đầu tiên ở Hà Nội xảy ra hiện tượng này.

Trao đổi với PV VietNamNet, anh Trần Ngọc Chính, Trạm trưởng trạm kiểm lâm cốt 1.100, Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Vì cho biết, gần 15 năm công tác trên này, chưa bao giờ nhìn thấy tuyết rơi dày đặc như vậy.

tuyết rơi ở Hà Nội, cộng đồng mạng

Đường lên Đền thờ Bác Hồ ở Ba Vì ngập tuyết trắng

tuyết rơi ở Hà Nội, cộng đồng mạng

Anh Trần Ngọc Chính, Trạm trưởng trạm kiểm lâm cốt 1.100 cho biết, lên đây công tác từ năm 1992, đây là lần đầu tiên thấy tuyết rơi như vậy.

Tiếp tục đọc

Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng

 Tác giả: C. Hoàng- X. Linh

4 nhân sự cho 4 vị trí chủ chốt gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa được ông Vũ Trọng Kim xác nhận sáng nay.

 Dồn sự tín nhiệm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Vài nét về 4 ứng viên vị trí chủ chốt 

Sáng nay, 24/1, Phó chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim xác nhận Ban chấp hành TƯ khoá 11 đã thống nhất giới thiệu 4 vị chủ chốt của Ban chấp hành TƯ khoá 12.

Theo đó gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội lần lượt giới thiệu cho các ông, bà: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân.

nhân sự Đại hội 12, Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội Đảng 12
Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Tổng Bí thư

nhân sự Đại hội 12, Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội Đảng 12
Ông Trần Đại Quang được giới thiệu làm Chủ tịch nước

nhân sự Đại hội 12, Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội Đảng 12
Ông Nguyễn Xuân Phúc (bên phải) được giới thiệu làm Thủ tướng.

nhân sự Đại hội 12, Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội Đảng 12

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội

Tiếp tục đọc

Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 3)

Tác giả: Thượng Tùng (Tiếp theo và hết)
Sự thông minh của những quốc gia phát triển là biết lùi lại, nhường không gian rộng rãi cho hiệp hội phát triển…

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 1)

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 2)

Ở khía cạnh hội nhập, Việt Nam tỏ ra rất tích cực với những hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Ảnh: Quý Hòa

Nhà nước ôm đồm, hội thiếu dưỡng khí và động lực cải cách

Nhắc đến hội, có lẽ TS. Nguyễn Thị Hồng Minh là người giàu kinh nghiệm nhất. Bà là người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Hiệp hội mờ nhạt là bởi nhà nước xem thành phần này là “thứ trang trí”.

Cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử là lý do bà Minh được các nhà vườn thanh long ở Bình Thuận mời tham vấn. Sau nhiều năm phải nhập khẩu phần lớn trái cây này từ Việt Nam, Trung Quốc đã tự chủ sản xuất và ngừng nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu truyền thống khá dễ dãi về tiêu chuẩn gẫy ngang buộc những nhà vườn phải ngồi lại với nhau, tìm đường vào thị trường Mỹ, EU với những quy định ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… “Ngoài quy trình sản xuất, các nhà vườn còn phải đầu tư cho tiếp thị. Chi phí này rất lớn. Một người không kham nổi. Buộc phải liên kết lại”, bà Minh nói.

Tiếp tục đọc

Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 2)

Tác giả: Thượng Tùng
.
“Đổi mới bắt đầu từ phong trào xé rào năm 1980, 1981 được ông Võ Văn Kiệt khuyến khích thực ra là lượm lặt những thứ chưa hư nát ra xài. Thế rồi mới có thời gian nghiền ngẫm, nhận ra cơ chế bao cấp không phát triển được, nên phải ra nghị quyết đổi mới tư duy kinh tế (1986), từng bước chấp nhận kinh tế thị trường. Tôi đồng ý kinh tế thị trường tạo ra sức mạnh trong 10 năm tiếp theo kể từ năm 1985. Mười năm kế tiếp thừa hưởng động lực đó bởi cải cách từ bên trên không lớn lắm đâu. Tôi cũng không biết động lực cải cách “tắt máy” từ lúc nào mà trì kéo nền kinh tế đến tận bây giờ!” – chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng chia sẻ nỗi niềm.

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 1)

Nỗi buồn chiến tranh

Đây là tựa cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh được trao giải A năm 1991 sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho giới văn nghệ. “Thế nhưng chính những người bỏ phiếu cho Bảo Ninh sau đó lại tự phê phán mình, tự cho rằng mình sai lầm” – nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn xác nhận. Được tiếng là đi đầu “đổi mới” nhưng cũng chính giới văn nghệ sớm quay đầu. Đổi mới nhưng không được phủ định quá khứ cũng giống như vừa uống vừa để dành ly sữa, làm sao có nổi? Bày tỏ sự đồng tình với “hội chứng mất hứng” của ông Hòa, ông Nhàn thừa nhận nhiều đồng nghiệp của ông sau khi trở về từ chiến trường đánh mất lý tưởng cũng như không còn khao khát sáng tác. Nhiều người viết theo đơn đặt hàng của nhà nước, vừa an toàn, vừa dễ có giải thưởng, mang lại danh tiếng và tiền bạc. Hoặc viết để chiều chuộng thị hiếu công chúng. Lớp trẻ bơ vơ không có thực lực cũng đành đi theo lối mòn của các bậc đàn anh. Theo ông Nhàn, khi chỉ lo kiếm sống, khách quan mà nhìn, hóa ra giới văn nghệ hiện nay quan liêu, xa lạ với hiện thực cuộc sống. Và trong khi vẫn tuyên bố tích cực đổi mới, họ không đi vào tìm hiểu Đổi mới ở tận bề sâu của nó, không dùng ngòi bút tham gia vào quá trình đổi mới đang vận động đầy khó khăn và bất trắc.

 

Tiếp tục đọc

Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 1)

Tác giả: Thượng Tùng

KD: Vệt bài tọa đàm về Đổi mới lần 2 của Báo Người Đô thị khá công phu (ba kỳ). Xin đăng để bạn đọc nếu có nhu cầu theo dõi, chia sẻ

——————-

Câu chuyện Đổi mới được mổ xẻ trên nhiều giác độ, từ kinh tế đến văn hóa – xã hội, nhắm vào được, mất như thế nào. Nhiều cung bậc cảm xúc trào ra trong gần 4 giờ thảo luận sôi nổi. Phía sau những băn khoăn, day dứt… là tinh thần công dân của những trí thức có lòng với thời vận đất nước.

LTS: Bước vào năm 2016 là vừa tròn 30 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế chênh vênh bên bờ vực. Ba thập niên là quãng thời gian đủ dài để nhìn lại một cách sòng phẳng những thành công và thất bại của Đổi mới trên nhiều bình diện, rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời mạnh dạn đề xuất những ý kiến đóng góp thẳng thắn vì mục tiêu phát triển đất nước. Với tâm thế đó, Người Đô Thị tổ chức Tọa đàm Mùa xuân với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu văn hóa – xã hội và doanh nhân ở cả khu vực tư lẫn khu vực công.

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 2)

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 3)

Mất đà

 Nhận xét những thành tựu Đổi mới đã được Đảng đề cập đầy đủ, không thể nói thêm, TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tập trung vào “những góc khuất chưa được bàn nhiều”. Nhấn mạnh nên đặt vấn đề một cách đầy đủ, ông cho rằng mất mát lớn nhất là tinh thần và ý chí Đổi mới ra đi rất sớm sau năm 1986, còn đến nửa cuối thập niên 2000 thì về cơ bản không còn nữa. Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.

Tiếp tục đọc

Đảng và phương thức lãnh đạo “5 cầm“

Tác giả: Lê Vĩnh Thọ- Lại Vĩnh Mùi
.
KD: “Lợi ích phường hội”, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”- TS Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ như vậy (VietTimes ).
.
Đây có lẽ là bài mà tác giả Quốc Việt, khi viết bài phân tích về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “tái cử” đã nhắc tới. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
—————
“Lợi ích phường hội”, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”- TS Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ như vậy.
.
Ảnh minh họaẢnh minh họa

Một số tổ chức đảng là tập hợp những “củ khoai tây”

Thưa ông, gần đây viết trên tạp chí Cộng sản ông đã phân tích những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Tuy nhiên nếu chọn một nguy cơ “ác tính” nhất thì đó là gì?

-Tôi đã có trên 30 năm nghiên cứu về vấn đề này. Trong nhiều tham luận tại các cuộc hội thảo và trong các bài viết tôi đã phân tích những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Tuy nhiên, theo tôi, nguy cơ lớn nhất vẫn là chủ nghĩa cá nhân, bè phái, phường hội trong Đảng. Một ông làm quan mà lôi tới 30 người họ mạc vào bộ máy cầm quyền thì còn gì là tổ chức nữa.

Thế mới có tình trạng khôi hài là người chủ trì công việc cấp ủy ở địa phương, khi họp thì “kính thưa đồng chí bố, các đồng chí bác, các đồng chí chú và các đồng chí con”. Đó là sự suy thoái về chính trị, bạc nhược về đạo đức, phân liệt về hành động, là mầm họa đối với Đảng. Ở không ít nơi nguyên tắc tập trung dân chủ  bị không ít người, tổ chức đảng lợi dụng, cắt xén, hoặc trương lên thành tấm bình phong để che đậy mưu đồ cá nhân và hành động phá rối tổ chức hoặc vô hiệu hóa tổ chức đảng để mưu đoạt lấy lợi ích cho bản thân, gia đình, phường hội, họ.

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể thực hiện cải cách về thể chế chính trị?

Tác giả: Quốc Việt

TTXVH: Một bài phân tích rất hay, nêu ra những điểm mới và có lý. Từ chuyện thất bại của ông Dũng, tới bản chất con người của ông Trọng. Bài phân tích này “thinking outside the box”, tức “tư duy ngoài cái hộp”, với những ý nghĩ mới, không tư duy theo lối mòn, hoàn toàn khác với những ý nghĩ định kiến lâu nay của nhiều người về hai nhân vật Trọng – Dũng và tương lai đất nước (TTXVH).

KD: Mình là người cầm bút, nên chỉ đứng ngoài quan sát động thái, phân tích theo lô gic và đặc thù con người, cùng xu thế thời cuộc, mình hy vọng những phân tích này khá công tâm sẽ thành hiện thực. Dù có thể chậm chạp nhưng là sự vận động tất yếu. Sự hội nhập, gần nhất là tham gia TPP, tất cả điều đó, dù muốn hay không, XH nước Việt cũng sẽ phải nhích dần nhích dần theo quy luật thực tiễn. Như phải chấp nhận XH dân sự (công dân) là một điều sớm muộn gì thì nó cũng sẽ hình thành, vì đó cũng là điều phải tuân thủ khi ký kết TPP

Tuy nhiên, những đoạn phân tích cá nhân ông này ông khác, chủ Blog xin biên tập, vì những nhận định chủ quan có thể phiến diện, không hợp với tinh thần Blog KD/KD.

————–

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: báo PetroTimes

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: báo PetroTimes

Qua một thời gian theo dõi các diễn biến về chính trị tại Việt Nam và nhân sự kiện đại hội đảng đang diễn ra tại Việt Nam để bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Tôi muốn gửi một bài viết cá nhân về xu hướng chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi thường hay có những dự đoán ngược với số đông và thông thường những dự đoán đó lại khá chính xác. Tất nhiên những dự đoán đều phải dựa vào những logic nhất đinh. Lần này tôi có cảm nhận người có thể thực hiện cải cách về thể chế chính trị lại chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn viết trước dự đoán này để xem lần này có tiếp tục chính xác hay không.

Trước đây khi phần lớn mọi người nói rằng thủ tướng đang rất mạnh và có khả năng trở thành Tổng thống đầu tiên. Tôi đã nói với một số bạn bè rằng chắc ông ấy sẽ thất bại và hầu hết mọi người đều không tin điều này. Logic của tôi lúc đó đơn giản là thủ tướng đã đi sai nước cờ chính trị sau khi trang web “Chân dung quyền lực” xuất hiện. Với sự hiện diện của trang web này đã ngầm định ông tuyên chiến với hầu hết các thành viên bộ chính trị còn lại.

 

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng bí thư

Tác giả: VietNamNet

.KD: Những thông tin trước cả ĐH trù bị xem ra đều…. chính xác  😀

——————-

– Ông Nguyễn Phú Trọng đã được Ban chấp hành TƯ Đảng khóa XI bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2011 – 2015, theo thông tin vừa được công bố tại lễ bế mạc Đại hội Đảng.
.

Ông Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Ảnh: HLong

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê Hà Nội, hiện là Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Là cử nhân ngữ văn, tiến sĩ về chính trị học, ông Trọng được kếp nạp Đảng năm 1967.

Ông tham gia Bộ Chính trị từ khóa VIII. Trước khi đắc cử vị trí Tổng Bí thư khóa XI, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ: Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội (khóa XII, XIII, XIV).

Tháng 6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..BCH TƯ giao Bộ Chính trị phân công một số ủy viên tham gia Ban Bí thư. Tại hội nghị, BCH bầu 4 người vào Ban Bí Thư gồm: Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân.
BCH bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 thành viên, đứng đầu là ông Ngô Văn Dụ.

Tiếp tục đọc