Chuyến xe định mệnh

Tác giả: Đại Kỷ Nguyên (theo FB Đức Bảo Phạm)

.KD: Đọc câu chuyện xót đau. Nhưng gieo gì- gặt nấy. Luật Nhân- quả là vậy mà

——————
xeMột chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô tài xế tơi tả trở về xe để tiếp tục lên đường…

“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” Tiếp tục đọc

14 Bộ trưởng dự kiến sẽ nghỉ

Tác giả: Chiến Thắng

.KD: Đọc danh sách này, thấy nhiều người trong số đó nghỉ là rất đúng rồi. Tỷ như ông Phùng Quang Thanh, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Thái Bình, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Thị Kim Tiến, Huỳnh Phong Tranh, Giàng Seo Phử.

.Người được dân tiếc nhất có lẽ là ông Bùi Quang Vinh- Bộ trưởng có nhiều phát ngôn thẳng thắn, ấn tượng

————–

Các đại biểu dự Đại hội XII. Ảnh: TTXVN

Chiều 26-1, danh sách Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã được công bố. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ, một Phó Thủ tướng và 14 Bộ trưởng sẽ không đảm nhiệm cương vị trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (1949) được Đại hội XII quyết định cho rút khỏi danh sách đề cử, theo yêu cầu. Ông sẽ không là thành viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, đồng nghĩa với việc ông sẽ nghỉ hưu trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (1955) do đến tuổi nghỉ hưu, cũng không có mặt trong danh sách BCH TƯ Khóa XII.

Ngoài ra còn có 14 Bộ trưởng khác không là ủy viên trung ương khóa XII và sẽ nghỉ trong thời gian tới, gồm:

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (1949)
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (1952).
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (1954).
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (1952).
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (1953).
– Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (1953)
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (1955) Tiếp tục đọc

Bộ chính trị khoá 12 có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

.KD: Nếu người nước ngoài nhìn vào danh sách uỷ viên BCT và biết được trình độ học vấn của họ thì sẽ rất nể phục VN. Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể họ sẽ suy luận rằng VN là nước rất phát triển. Nhưng trong thực tế, VN là một nước nghèo và hay “ăn xin”. Ăn xin nhiều đến nỗi giới ngoại giao nước ngoài hỏi chừng nào VN hết ăn xin (3). Thật ra, (nói vui một chút), ở VN có một sự tương quan cao giữa số quan chức có bằng tiến sĩ và vay/xin ODA: theo thời gian, con số tiến sĩ càng nhiều thì số tiền vay/xin ODA càng cao! (Nguyễn Văn Tuấn)

Bình sắc và… đau!

———————–

Tôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời … nhạy cảm. Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị. Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.

BCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc. Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc. Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).

Một dữ liệu khác cũng thú vị không kém là trình độ học vấn. Năm nay, BCT XII có đến 10 người (tức hơn phân nửa) có bằng tiến sĩ. Nhưng BCT XI chỉ có 7/16 là tiến sĩ. Như vậy, tỉ lệ uỷ viên tiến sĩ tăng 20%. Sẽ rất thú vị nếu có được con số uỷ viên TƯ đảng có bằng tiến sĩ, nhưng chưa biết con số này sẽ lấy từ đâu.

Tiếp tục đọc