Nhớ mưa bụi

Tác giả: K. Ngân

.KD: Xuân đang về ….

—————

Hà Nội như đẹp hơn và nhớ hơn khi ta bắt gặp những cành đào chúm nụ di động trên những chiếc xe thoáng hiện trên phố phường tấp nập dưới màn mưa bụi giăng giăng.

Mưa thì đâu cũng có nhưng mưa bụi hình như chỉ có duy nhất ở miền Bắc.

Mưa bụi như sương mà không phải là sương, dù nó cũng tạo nên những bức màn mỏng như sương nhưng nó nặng hơn sương.

Mưa bụi như mưa, những giọt mưa li ti của sự li ti vừa đủ thấm ướt người, như kiểu rịn mồ hôi nhưng nhẹ hơn hạt mưa nhiều nhiều !…

Mưa bụi xuất hiện khi mùa xuân vừa chớm. Cái lạnh mùa đông cài xen với hơi ấm đang phả ra từ mùa xuân sắp tới tạo thành màn mưa bụi vừa đủ che chở, gọi mời những mắt lộc và nụ hoa bừng he hé…

Khó có thể hình dung cành hoa đào miền Bắc lại thiếu đi màn mưa bụi bao quanh. Nó sẽ mất đi sự huyền ảo của sắc hồng ẩn hiện trong màu trắng mờ gợi lên sự e ấp, nõn nà, sự ấm áp và hy vọng của mùa xuân.

Đôi khi rất nhớ hoa đào nhưng lại thương những cành đào chi chít bông hoa hé nụ nhưng héo rũ và mệt mỏi trong cái nắng vàng rực rỡ phương Nam.

Nhớ mưa bụi!
 Và lại thương những cánh mai hồn nhiên, rực nắng phải chịu sự se sắt của cái lạnh phương Bắc. Màn mưa bụi mỏng manh, tinh tế đầy ẩn dụ như đang cười cợt cái chân chất, mạnh mẽ của hoa mai vàng.

Tiếp tục đọc

Bị 3 “đại gia” chèn lấn, doanh nghiệp tư nhân chết đi là phải!

Tác giả: Tâm An (BizLIVE )

.Nhà nước với vai trò là trọng tài giúp chống sự chèn lấn của doanh nghiệp Nhà nước và FDI đối với doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa nhưng lại trở thành “ông” chèn lấn thứ 3, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho biết.

Trong hội thảo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý IV và năm 2015 tại CIEM ngày 28/1, bà Phạm Chi Lan cho biết, năm 2015 doanh nghiệp ngừng hoạt động lên mức kỷ lục mới mặc dù môi trường kinh doanh được cho rằng đã cải thiện. Tăng trưởng tăng nhưng doanh nghiệp vẫn giải thể, doanh nghiệp “ọp ẹp” hơn nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng cao.
 

“Doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh trông chờ vào Nhà nước với vai trò là trọng tài để giúp chống chèn lấn của doanh nghiệp Nhà nước và FDI nhưng trọng tài không hòa giải được mà còn vào cuộc cùng trở thành ‘ông’ chèn lấn thứ ba. Với ba ông đại gia cùng chèn lấn doanh nghiệp chết đi là phải”, bà Lan nói. 

Bà Lan cũng bổ sung, Nhà nước đã chèn lấn doanh nghiệp thông qua việc huy động trái phiếu Chính phủ, điều hành giá cả, thuế phí cộng lại tăng lên.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn nhà nước nợ gần 70 tỷ USD

Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng, tương đương 69,8 tỷ USD…

Vì sao 662 doanh nghiệp nhà nước không báo cáo tài chính?

Theo báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ trình Quốc hội, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng (tương đương 69,8 tỷ USD), tăng 8% so với năm 2013.

Một số ý kiến cho rằng, khoản nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ?

Trước lo ngại trên, Chủ nhiệm – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Đến hết năm 2014, tổng số nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gần 1,57 triệu tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu là 1,41 lần (mức quy định chung là không quá 3 lần). Hằng năm các doanh nghiệp vẫn chủ động bố trí nguồn, cơ bản trả nợ đúng hạn.

Tập đoàn nhà nước, nợ công, trốn thuế, DNNN, đầu tư, Tập-đoàn-nhà-nước, nợ-công, trốn-thuế, DNNN, đầu-tư, 

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, từng doanh nghiệp phải ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của mình; bảo đảm hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần; doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và bảo đảm khả năng trả nợ; xây dựng kế hoạch, cân đối dòng tiền, bảo đảm nguồn trả nợ; thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng cam kết, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn; lãnh đạo doanh nghiệp phải bảo đảm khả năng trả nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tiếp tục đọc

Điều dưỡng mắng bệnh nhân vì tiền, lãnh đạo rụng rời

Tác giả: Thùy Dung (tổng hợp)

.KD: Các vị quên mất rằng thời của công nghệ thông tin, đó cũng là một phương tiện kiểm soát tất cả hành vi, lời nói, thái độ con người trước những tình huống thuộc về bổn phận.

Nhưng có lẽ, sâu sa là một tâm lý phức tạp khác- TIỀN?

—————

Một video clip được tung lên mạng với hình ảnh điều dưỡng bệnh viện đứng chống nạnh, mắng xối xả người nhà bé trai 27 tháng tuổi đang nằm điều trị.

Xung quanh vụ việc trên, chiều ngày 27/1, bác sĩ Nguyễn Thị Hồ Điệp – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết: “Xem xong clip tôi rụng rời”

Bà Điệp khẳng định không thể chấp nhận thái độ của điều dưỡng Khoa và Lâm trong video clip trên. “Chắc chắn những nhân viên này đã vi phạm quy tắc ứng xử. Làm như vậy, họ đã hủy hoại hình ảnh, thương hiệu của bệnh viện chỉ trong vài phút”, bác sĩ Điệp nói.

Cũng theo bà Điệp, 2 nhân viên y tế trong clip đang gây xôn xao dư luận chính là 2 điều dưỡng Khoa Bỏng – Chỉnh trực, đã làm việc tại bệnh viện hơn 15 năm.

BS Hồ Điệp cho biết thêm, bệnh viện có quy định là các khoản đóng góp ủng hộ của mạnh thường quân phải thông qua ban giám đốc bệnh viện mới được phép chụp hình vì có rất nhiều người vào chụp ảnh bệnh nhân vì mục đích khác, vì thế bệnh viện kiểm soát khá chặt chẽ các hoạt động này. Tuy nhiên, trường hợp của bé Huy thì khoa không báo cáo nên ban giám đốc bệnh viện không hề biết về các hoạt động ủng hộ trực tiếp hay chụp ảnh, ghi hình bé.

Được biết, trong sáng 26/1, lãnh đạo bệnh viện đã đến xin lỗi gia đình bệnh nhân ngay khi vừa xem xong clip. Đồng thời yêu cầu ông Khoa, bà Lâm làm tường trình vụ việc. “Chúng tôi sẽ đưa ra hội đồng để xử lý”, bà Điệp nói.

Dieu duong mang benh nhan vi tien, lanh dao rung roi
Ảnh cắt từ video clip cho thấy điều dưỡng Khoa mắng người nhà bệnh nhi.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Tổng Bí thư và hội chứng “củ khoai tây”

Tác giả: Kỳ Duyên

.Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?

Hà Nội và những tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung những ngày này, chưa bao giờ gặp phải những cơn mưa rét giá lạnh thấu xương. Thậm chí, lần đầu tiên băng tuyết phủ trắng xóa một số vùng cao. Hàng trăm trâu bò ngã quỵ, chết rét. Còn trẻ em miền núi nhiều nơi chỉ phong phanh tấm áo mỏng, thật xót đau. Dù không ít đoàn từ thiện đã nhanh chóng chuyển gạo, áo ấm chia sẻ cho người dân vùng khó khăn.

Người già và cuộc cờ “05 cầm”

Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Đại hội Đảng lần thứ XII. Ảnh minh họa: VietnamNet

Vậy mà xem ra, cơn giá lạnh của tạo hóa vẫn không thể làm giảm bớt “sức nóng” quan tâm sự kiện chính trị lớn nhất của năm mới 2016- Đại hội Đảng XII. Tin tức nhân sự cấp cao là điểm đỉnh của mối quan tâm, liên tục được cập nhật trên các trang báo, mạng XH. Hàng trăm bài báo, ý kiến trong nước, nước ngoài phân tích tình hình, đoán già đoán non về đội ngũ sẽ cầm cương nảy mực của quốc gia. Có gì lạ đâu. Quốc gia nào cũng vậy. Xưa nay, người dân luôn nhìn vào tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của những người lãnh đạo đứng đầu sóng ngọn gió.

Tiếp tục đọc