

“Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu
những khi tôi giận hờn cuộc đời.
Khi cuộc đời yêu tôi,
tôi sẽ là tín đồ của tình yêu. ”
Cuộc sống không thể thiếu tình yêu
Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.
Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.
Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu – yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.
Tính ghen tỵ đã được biết đến từ lâu như một thói xấu mang tính phổ quát của con người. Văn chương của nhân loại đưa ra biết bao điển hình sinh động của thói xấu ấy dẫn đến những tội ác làm kinh động lòng người. J.S. Mill nhận xét rằng tính ghen tỵ ở phương Đông là ghê gớm nhất, một người có đứa con kháu khỉnh dễ thương cũng có thể là lí do để thành đối tượng bị hàng xóm ghen ghét.
Tính ghen tỵ tuy có thể có xuất xứ từ bản năng con người, nhưng biểu hiện xã hội của nó có mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của cộng đồng. Một cộng đồng có nhiều người có tâm thế tích cực với khát vọng được làm những cái mới mẻ vì lợi ích của bản thân hay của người khác thì cơ may xuất hiện người tài trong cộng đồng ấy là rất cao, tính ghen tỵ trong cộng đồng ấy cũng rất thấp.
Ngược lại, một cộng đồng mà đam mê cai trị người khác mạnh hơn nhiều so với ham muốn có độc lập cá nhân để làm những công việc sáng tạo, thì đó chính là một cộng đồng săn tìm địa vị theo cách gọi của J.S. Mill. Một cá nhân trung bình trong cộng đồng này sẽ ưu tiên lựa chọn cơ hội, dù có xa vời và khó xảy ra đến đâu đi nữa, được chia phần đôi chút về quyền lực để áp đặt lên đồng bào của mình, hơn là lựa chọn sự tự do để được làm công việc mình yêu thích. Ở một cộng đồng như thế chỉ có sự bình đẳng là được quan tâm chứ không phải sự tự do. Trong cộng đồng săn tìm địa vị, tính ghen tỵ thường thể hiện ra ở mức độ cao.
Tác giả: Xuân Hải- Trần Vương
Việc xây dựng resort trên vườn quốc gia Ba Vì, các cơ quan chức năng phải trả lời cho dân biết, trước tiên UBND TP.Hà Nội phải lên tiếng, vì UBND TP. Hà Nội là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, sau đó đến Bộ Xây dựng, Nông nghiệp, Tài nguyên, Quốc phòng phải trả lời. “Nếu công trình này thực sự xây dựng không phép thì là đại quan liêu, vì sao lại có quan liêu như thế, có phải đấy là đại tham nhũng hay không?” – ông Vũ Quốc Hùng
————-
Tin liên quan:
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã nói như vậy với Báo Lao Động trưa 29.2, liên quan đến việc Cty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) xây dựng công trình Le Mont Resort & Spa chưa được phê duyệt dự án, không phép, trong vị trí quốc phòng đặc biệt quan trọng giữa vườn quốc gia Ba Vì, TP Hà Nội vừa được Lao Động công bố.
Tác giả: Phạm Huyền
.KD: Trang Hạ tâm sự với Góc nhìn thẳng rằng, nếu phạt “quý ông tè bậy” thì nên phạt cả Bộ trưởng Bộ Xây dựng (VNN).
Trước áp lực dư luận XH, cơ quan chức năng đã t5ìm ra “quý ông tè bậy” và phạt 200.000 đ Một số tiền vặt, nhưng đây là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, XH mình có nên học những quốc gia như Singapore có hình phạt nghiêm khắc cho lối hành xử vô văn hóa này không? Nên tính đến. Có thế XH mới thiết lập kỷ cương. Và bất cứ công dân nào cũng biết xấu hổ trước sự lên án của XH thì họ mới điều chỉnh được hành vi
—————-
Những ngày qua, khắp trang mạng xã hội và báo chí đưa hình ảnh về một người đàn ông thản nhiên dừng xe ô tô tiểu bậy giữa đường khiến dư luận sục sôi và cơ quan chức năng phải nhọc công tìm kiếm xử lý. Điều này đặt ra rất nhiều suy nghĩ về hành vi con người trong đời sống đô thị.
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo Vietnamnet mời nhà văn Trang Hạ để cùng nhìn nhận thêm về vấn đề này. Tiếp tục đọc
Tác giả: BBC Tiếng Việt
.KD: Dù có bao biện cách nào đi nữa thì những Giáo sư đầu ngành phải chịu trách nhiệm khi cả một cuộc chiến tranh được rút gọn lại chỉ có mươi dòng (Sử gia Hà Văn Thịnh)
Thật buồn và bẽ bàng cho đội ngũ Sử gia nước Việt. Nhưng nếu họ không tuân thủ, chắc chắn số phận “cơm canh” của họ sẽ đóng lại trước đời sống gia đình họ, con cái.. ..làm thế nào? Chưa nói có khi lại được đội thêm nhiều loại “mũ”, nặng đến mức không ngóc đầu nổi.
Chê trách thì chê, nhưng đó là cái số phận nói chung của người Việt. Rơi vào ai nấy chịu! Buồn và khốn khổ là vậy
Không phải ai cũng có khí phách như Hữu Loan, Phùng Quán: Yêu ai thì bảo rằng yêu/ Ghét ai thì bảo rắng ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu/ Dù ai cưng nựng, nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét.
—————-
Trong lịch sử của nhiều dân tộc, có không ít câu chuyện về khí phách, bản lĩnh của những nhà chép sử vốn chấp nhận cả tù đày, cái chết, mất một phần thân thể… để quyết nói lên sự thật, dù có ‘buồn cách mấy’ cũng phải thừa nhận rằng thời nay chẳng tìm thấy ai vậy nữa.
Đó là quan điểm của ông Hà Văn Thịnh, nguyên giảng viên và nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Huế, trao đổi với BBC nhân gần đây một số sự thật trong soạn sử, dạy sử ở Việt Nam được các sử gia của nước này tiết lộ với truyền thông, như chuyện soạn sách giáo khoa (SGK) về cuộc chiến Biên giới Việt – Trung (1979), cho tới ‘tích hợp lịch sử’ trong nhà trường phổ thông, hay chuyện ‘dã sử cách mạng’ về anh hùng huyền thoại Lê Văn Tám v.v… Tiếp tục đọc
.KD: Một bài viết cặn kẽ của chuyên gia thống kê Vũ Quang Việt. Xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ. Để thấy tư duy kinh tế nước Việt, với nhận thức “thành tâm”, nhưng kết quả, hiệu quả lại không… thành tâm với nước Việt! Vì sao, hẳn giờ đây nhiều người đã hiểu
—————-
Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.
Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo – không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến Pháp 2013 và trước đó.
Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt các công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo – chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng.
|
Quốc doanh chủ đạo cái gì và đang đi về đâu? Tiếp tục đọc
KD: Ôi, năm nay tháng 02 có ngày 29. Bốn năm mới có một lần. Thật thú vị. Cảm ơn FB đã nhắc. Chúc mọi người đón nhận ngày 29/2 như một niềm vui, mới mẻ, an lành…
Bình hoa nhà mềnh, rạng rỡ như…. Ngọn lửa đầy năng lượng sống 😀
Đọc thêm:
Tác giả: ảnh Manh Do (FB Manh Do)
.KD: Hoa chanh nở cạnh mái tranh
Thầy- U- Em vốn dân lành… thị đô 😀 (Xin mượn câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính)
Bạn phải đăng nhập để bình luận.