Tác giả: Luân Dung (thực hiện)
.KD: Những dâu hiệu tự ứng cử, mình cho là tích cực và đáng ủng hộ. Vấn đề là động cơ, trách nhiệm và thái độ đúng đắn của người ra ứng cử cùng sự chuẩn bị các kiến thức hiểu biết để bước vào hoạt động chính trị ra sao, và khả năng đối thoại, khả năng trình bày các giải pháp để có thể thuyết phục cử tri bỏ lá phiếu cho mình. Có điều, với XHVN, tư duy chính trị, ý thức hệ tư tưởng vốn xơ cứng, thì việc chấp nhận tự ứng cử hẳn còn là con đường vòng vèo, dài lâu, nếu không muốn nói là mang tính hình thức.
.Dẫu sao, tất cả vẫn đang ở dạng thực tập… dân chủ. Cả chính quyền đến mỗi người dân. Vấn đề là có thực tâm và có trách nhiệm với XH hay không
—————-
“Để tạo điều kiện cho cử tri lựa chọn ứng cử viên xứng đáng để bầu vào Quốc hội, cần tổ chức tranh cử thật sự”, GS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội khóa XI và XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trò chuyện với phóng viên Tiền Phong về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội.
Cử tri không thích đại biểu im lặng
Tại các phiên họp, bên cạnh nhiều đại biểu phát biểu rất hăng say, có chất lượng thì cũng có đại biểu vào Quốc hội dường như chỉ để nghe, hầu như không phát biểu gì, hoặc phát biểu chỉ mang tính hình thức. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Các đại biểu có nhiều hình thức thể hiện chính kiến của mình ở Quốc hội. Họ có thể phát biểu tại hội trường, trong các phiên thảo luận tổ, cũng có thể thể hiện chính kiến thông qua biểu quyết.
Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà ở nước nào người dân cũng mong muốn đại biểu có những đóng góp trên diễn đàn lớn của nghị trường, đặc biệt phải truyền tải được tâm tư nguyện vọng của cử tri để xây dựng hệ thống pháp luật, thực hiện giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Người ta không thích đại biểu im lặng, cũng không thích các phát biểu cho có lệ. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.