
Anh em ông Đoàn Văn Vươn, người đàn ông ‘vịt biển’ của gia đình

.Chúng ta hoàn toàn có thể bài trừ căn bệnh ung thư bằng 13 cách sau đây.
————
PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng, chống ung thư cho biết: 80% nguyên nhân ung thư là do môi trường bên ngoài tác động. Lối sống thiếu điều độ cũng góp phần khiến nhiều người khó thoát khỏi bàn tay tử thần.
Chính vì thế, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là một giải pháp cực kỳ quan trọng trong việc phòng tránh bệnh ung thư. Tuân thủ nghiêm ngặt 13 điều trong infographic dưới đây sẽ giúp bạn có một lối sống tích cực để bài trừ căn bệnh nguy hiểm này.
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
.KD: Hôm nay, xin hãy đọc những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến- tác giả của những bài thơ về Biển đảo thấm đẫm nỗi đau
.Và mình vẫn luôn nhớ nhất câu thơ của ông- Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
————–
Kỷ niệm 28 năm ngày diễn ra trận chiến Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2016)
NGUYỄN VIỆT CHIẾN, NHÀ THƠ VIẾT NHIỀU NHẤT VỀ BIỂN ĐẢO VÀ TRẬN CHIẾN GẠC MA-TRƯỜNG SA
Năm 2015 trường ca Tổ quốc nhìn từ biển(dày 130 trang thơ, gồm 10 chương, hơn 1000 câu thơ) của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được Bộ Quốc phòng trao giải thưởng văn học nghệ thuật 5 năm. Có thể nói, với trường ca này cùng nhiều bài thơ khác viết từ năm 2009 đến năm 2016, Nguyễn Việt Chiến là nhà thơ viết nhiều nhất hiện nay về biển đảo nói chung và trận trận chiến Gạc Ma nói riêng. Anh cũng là nhà thơ được trao nhiều giải thưởng văn học về thơ biển đảo trong những năm qua.Nhân kỷ niệm 28 năm ngày diễn ra trận chiến Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa (14/3/1988-14/3/2016) với sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ hải quân để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, VietNamNet xin trân trọng giới thiệu với độc giả cả nước những vần thơ nóng bỏng và tràn đầy xúc động của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến viết về biển đảo, về Trường Sa-Hoàng Sa và trận chiến Gạc Ma.
KD: Là công bộc của dân thì đương nhiên, phải phục vụ dân. Còn nói theo cơ chế thị trường, người dân là khách hàng, mà khách hàng là thượng đế.
Thế nhưng khốn thay, không ít cán bộ, công chức lại tưởng mình là “thượng đế”, còn dân thì bỗng bị họ biến thành “công bộc” (Bùi Hoàng Tám)
Là bởi ở những nơi đó, vào giờ đó, các cán bộ công chức ở công đường mắc bệnh “mất trí nhớ” nghiêm trọng 😀
—————
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Một thông tin rất phấn khởi, đó là từ khi lắp các máy tính bảng để người dân “chấm điểm” cán bộ thì “dạ, thưa, xin mời, xin vui lòng…”, những từ vốn hiếm hoi chốn công đường được cán bộ dùng nhiều hơn khi trao đổi với dân.
Theo khảo sát của báo Pháp luật TP HCM, “tại UBND phường Nguyễn Thái Bình (quận 1) với vai trò một người dân đi chứng thực giấy tờ, chúng tôi được một nữ cán bộ rất trẻ tiếp đón nhã nhặn, nhẹ nhàng. Sau khi xuất trình bản chính và đóng lệ phí 4.000 đồng thì tôi được mời ngồi: “Em ngồi đợi chị một chút nhé” – cô cán bộ nói. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi nhận thấy nữ cán bộ này rất lịch sự trong cách xưng hô với người dân khác đến làm thủ tục tại phường. Cứ đến lượt trả hồ sơ cho dân, chị lại gọi tên: “Dạ, mời hồ sơ của (chú/cô/chị)… ạ”.
Tác giả: Tư Giang
.KD: Điều đầu tiên tôi quan tâm khi về bộ là cải cách thể chế. Chuyện ngân sách thì lúc nào cũng phải lo rồi, nhưng để giải quyết căn cơ thì phải từ thể chế (BT Đinh Tiến Dũng)
Ai cũng thấy phải cải cách thể chế thế nhưng khi tạo cho các DN tư nhân có môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn thì lại xuất hiện hiện tượng các tập đoàn DN tư nhân cấu kết chính quyền để “nuốt dân’ mà vụ việc Sầm Sơn của tập đoàn FLC vừa qua là một ví dụ cụ thể?
Vậy, câu hỏi còn đặt ra là ai giám sát những “góc khuất” đó? Đến bây giờ thực chất chưa có ai, ngoài áp lực bao chí, sự bức xúc của người dân và phản đối của dư luận XH
Như vậy không chỉ cải cách thể chế kinh tế, mà quan trọng không kém là thể chế quản lý XH này ra sao?
—————–
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trao đổi với TBKTSG về những vấn đề mà người giữ tay hòm chìa khóa quốc gia như ông đối diện.
TBKTSG: Thưa Bộ trưởng, ông nhớ nhất điều gì trong thời gian điều hành vừa qua?
– Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Có rất nhiều điều đáng nhớ như thu chi ngân sách nhà nước năm 2013, 2015 là những năm khó khăn; những vướng mắc khi cải cách thủ tục về thuế, hải quan; hay những lần bàn để điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu, và dịch vụ.
Tuy nhiên, tôi muốn nói với bạn về sự cố ngày 13 và 14-5-2014. Hôm đó, lợi dụng việc người dân biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta, một số kẻ quá khích đã đập phá tài sản của doanh nghiệp FDI, gây tổn hại tới uy tín của Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài.
Tôi nhớ hôm đó là thứ Sáu, trước tình thế này tôi cấp tốc lên gặp Thủ tướng, nói với Thủ tướng rằng chúng ta phải hành động ngay và đề nghị cho tôi 1-2 ngày để nghiên cứu, chuẩn bị các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Một ngày sau, chiều Chủ nhật, chúng tôi đã trình Chính phủ 10 giải pháp xử lý tình huống và đã được Thủ tướng chấp thuận, phê duyệt ngay. Sau đó, chính các lực lượng của ngành tài chính lại thực hiện những giải pháp này. Đến nay, các doanh nghiệp bị thiệt hại đã nhận được các hỗ trợ từ các chính sách thuế, hải quan, và tiền bảo hiểm đền bù theo các hợp đồng đã ký. Từ đó đã khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam và họ đã yên tâm tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đọc
* Chiến tranh biên giới 1979: nhân chứng và nấm mồ 400 người
* Chiến tranh biên giới 1979: không thể lãng quên
* Không có “gậy thần”, nhưng Việt Nam có Cam Ranh
LTS: Đúng vào ngày 14/3 cách đây 28 năm Trung Quốc đã ngang nhiên đưa lực lượng tàu chiến hùng hậu đến tấn công, xâm chiếm đảo Gạc Ma, sát hại 64 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ trên đảo không có vũ khí trên tay. Gạc Ma đã đi vào trang sử bi tráng của dân tộc với hình ảnh những người lính siết chặt tay cầm cờ Tổ quốc mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào. “Vòng tròn bất tử” Gạc Ma đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.
Nhân kỷ niệm sự kiện Gạc Ma 1988, Tuần Việt Nam tổ chức cuộc toạ đàm với PGS.TS, Chuẩn tướng Lê Kế Lâm, nguyên Trưởng Đô đốc, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, TS sử học Nguyễn Nhã và TS Hoàng Việt (ĐH Luật TPHCM).
Vòng tròn bất tử Gạc Ma
Nhà báo Duy Chiến:28 năm đã trôi qua kể từ sự kiện Gạc Ma. Nhiều độc giả muốn hiểu rõ hơn chuyện gì đã xảy ra vào cái ngày 14/3 năm đó?
Tướng Lê Kế Lâm: Trước khi xảy ra sự kiện Gạc Ma, chúng ta đều biết tháng 2/1979, Trung Quốc đem 60 vạn quân xâm lấn 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Đến tháng 3 họ rút quân về nước nhưng từ đó, ngày nào họ cũng dùng pháo cối 100 li,120 li nã sang Việt Nam. Hàng ngày tôi đi giao ban ở Bộ Tổng tham mưu đều được nghe báo cáo hôm nay TQ bắn sang ta mấy vạn quả pháo cối và ta bắn sang TQ mấy trăm quả.
Cứ kéo dài như vậy, đến năm 1987 thì họ bắt đầu gia tăng hoạt động ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trường Sa có diện tích khoảng 160.000 km2 gồm 100 đảo đất, đá, và bãi san hô. Năm 1988, VN đang quản lý 9 đảo đất và 12 bãi san hô ngầm. Đến khi TQ xuống biển Đông thì không còn đảo đất nào mà chỉ còn lại bãi san hô ngầm và đá thôi.
Mọi người con đất Việt, nhất là các cựu binh Trường Sa và người thân các liệt sĩ Trường Sa, rất chờ mong khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sớm hoàn thành..
![]() |
Lao động khẩn trương trên công trường xây dựng khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma – Ảnh: Duy Thanh |
Ngoài tượng đài, bảo tàng và công viên đang được triển khai trên 2ha tại phía bắc Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma – do Tổng liên đoàn Lao động VN làm chủ đầu tư – sẽ được mở rộng thêm 2,5ha về phía biển với kiến trúc chủ đạo là hình tượng đảo chìm Len Đao và đảo Cô Lin.
Càng gần đến ngày kỷ niệm sự kiện 14-3-1988, khi quân Trung Quốc nổ súng vào những chiến sĩ hải quân đang giữ đảo Gạc Ma ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của VN, làm 64 người lính Việt vĩnh viễn ngã xuống, không khí thi công khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma càng thêm khẩn trương.
![]() |
Hình minh họa trên bìa sách dự kiến Gạc Ma – Vòng tròn bất tử. Nguồn: Firstnews. |
Ngày 14-3, trong dòng cảm xúc thương nhớ Gạc Ma, hướng về Trường Sa, về biển Đông, lại có những xôn xao khi nghe tin cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử hơn hai năm không được cấp phép xuất bản.
Có phải vì chủ đề được xem là “nhạy cảm”? Hay các tư liệu, nội dung chưa chính xác? Hay việc biên soạn, biên tập sách chưa được chỉn chu?
Rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra, nhưng câu trả lời sẽ chỉ có khi bạn đọc được cầm quyển sách trên tay.
Tập sách gồm năm chương: Tháng ba khắc khoải; Máu nhuộm bãi đá san hô; Nước mắt hào hùng, nước mắt đau thương; Gạc Ma ngày nay và chiến thuật leo thang trên biển của Trung Quốc và Dư luận. |